+Aa-
    Zalo

    Cao lá sen – Bước đột phá của y học trong điều trị rối loạn lipid máu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol toàn phần, LDL-C (cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp) hoặc triglycerid (TGs) huyết tương hoặc cả ba, hay giảm nồng độ

    Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol toàn phần, LDL-C (cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp) hoặc triglycerid (TGs) huyết tương hoặc cả ba, hay giảm nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C). Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: làm gia tăng quá trình xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tử vong. Hiện nay, bên cạnh các phương pháp thông thường, một giải pháp đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn trong điều trị là sử dụng các vị thuốc thảo dược, điển hình là lá sen. Đây được xem là “thần dược”và “cứu cánh” trong điều trị rối loạn lipid máu!

    Rối loạn lipit máu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như thế nào?

    Trên thực tế, nếu tình trạng rối loạn lipid máu chỉ diễn ra trong 1 thời gian ngắn thì thường chưa gây hậu quả gì nghiêm trọng. Do đó, người bệnh hay có tâm lý chủ quan, không điều trị cũng như điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong.

    Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tình trạng tăng cholesterol máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ - những bệnh lý tim mạch gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu.

    Ước tính tình trạng rối loạn lipid máu đã gây ra 2,6 triệu ca tử vong/năm (chiếm 4,5% tổng số người mắc hội chứng rối loạn lipid máu). Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân khiến 29,7 triệu người bị ảnh hưởng tới chỉ số DALYS (Disability Adjusted Live Years - số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật), khiến giảm tuổi thọ. 

    Rối loạn lipid máu ngày càng phổ biến.

    Khi bị rối loạn lipid máu, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc giúp làm tăng tiêu thụ các lipoprotein xấu, tăng sản xuất những lipoprotein tốt ở trong mức giới hạn cho phép. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp điều trị đều làm ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid cho cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu hụt năng lượng để duy trì hoạt động hàng ngày, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Hơn nữa, các thuốc này lại dễ gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, đầy bụng, táo bón), gây suy gan, tăng men gan, đau, tiêu cơ vân; đau đầu chóng mặt, đau khớp, nổi ban da… Vì vậy, một giải pháp điều trị vừa hiệu quả, vừa an toàn, đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động bình thường là điều mong mỏi của rất nhiều người không may mắc phải hội chứng bệnh này.

    Cao lá sen - Bước tiến mới của y học trong điều trị rối loạn lipid máu

    Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết rằng, sen được lựa chọn là quốc hoa của dân tộc Việt Nam bởi vẻ đẹp vô cùng thuần khiết. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, sen còn là 1 vị thuốc quý trong nền y học dân tộc nước nhà. Trong đó, lá sen được xem là “thần dược” giúp điều trị hội chứng rối loạn lipid máu.

    Lá sen là dược liệu quý giúp điều trị rối loạn lipid máu

    Từ xa xưa, người dân đã biết dùng trà lá sen với mục đích giảm cân và giảm mỡ máu. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều tác dụng tuyệt vời của cao lá sen đối với chứng bệnh rối loạn lipid máu:

    - Nghiên cứu được thực hiện bởi Cheng – Hsun Wu và cộng sự tại Trung Quốc cho thấy: dịch chiết lá sen có tác dụng giảm trọng lượng cơ thể, giảm sự tích tụ lipid và giảm hoạt động tổng hợp acid béo. Đồng thời, dịch chiết lá sen còn có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA, giảm tổng hợp cholesterol ở gan.

    - Nghiên cứu khác được thực hiện bởi Ah-Rong Kim và các đồng nghiệp ở Hàn Quốc cho thấy: Chiết xuất lá sen giúp làm giảm đáng kể nồng độ triglycerid huyết tương và cholesterol toàn phần, đồng thời nồng độ HDL-C tăng cao hơn so với nhóm đối chứng không sử dụng chiết xuất lá sen.

    Qua rất nhiều nghiên cứu khoa học, người ta ghi nhận thấy rằng:

    - Cao lá sen có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, nhờ đó giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe của cơ thể. Chiết xuất lá sen giúp làm giảm nồng độ cholesterol, triglyceride và lipoprotein trong huyết tương nên có tác động tốt với bệnh lý rối loạn lipid máu.

    - Cao lá sen giúp tăng chuyển hóa lipid, điều hòa rối loạn lipid thông qua hoạt hóa enzym lipase và alpha

    – amylase, từ đó, làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và rất thấp (VLDL), tăng HDL, đồng thời có tác dụng giảm cân ở người béo phì.

    - Thành phần catechin trong dịch chiết lá sen làm giảm lipid huyết tương thông qua giảm phơi bày các gen sinh lipid như sterol regulatory element-binding protein-1c (SREBP-1c) và fatty acid synthase (FAS). Đồng thời, làm tăng phơi bày các gen tiêu hủy lipid như hormone-sensitive lipase (HSL) và adipose triglyceride lipase (ATGL).

    - Thành phần quercetin trong cao lá sen giúp giảm tổng hợp TG thông qua giảm lộ diện SREBP-1c ở gan. Cao lá sen có khả năng điều biến lộ diện các gen SREBP-1c, FAS, HSL, hoặc ATGL, nhờ đó điều hòa lipid máu, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu.

    Bên cạnh đó, cao lá sen còn có tác dụng hạ đường huyết (thông qua tác dụng ức chế α-glucosidase mạnh hơn cả acarbose, một thuốc dùng để ức chế hấp thu glucose qua đường tiêu hóa) và cải thiện tính nhạy cảm của insulin. Điều đó góp phần tăng cường tác dụng kiểm soát rối loạn lipid máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ở bệnh nhân đái tháo đường.

    Lipidcleanz - Sản phẩm chứa cao lá sen: Bước tiến mới trong điều hòa rối loạn lipid máu

    Có thể nói rằng, cao lá sen có tác dụng rất tốt trong điều hòa rối loạn lipid máu, vì vậy xu hướng được nhiều người áp dụng hiện nay là dùng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên có thành phần cao lá sen để hỗ trợ điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu.

    Nhằm phát huy tốt nhất tác dụng của cao lá sen, dưới công nghệ bào chế hiện đại, cao lá sen đã được kết hợp với nhiều thảo dược khác như: dịch chiết tỏi, cucurmin phospholipid, cao hoàng bá, vitamin B5, ALA và bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng mang tên là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipidcleanz. Bên cạnh tác dụng ưu việt của cao lá sen như đã nhắc ở trên, sự kết hợp giữa cao tỏi và vitamin B5 có tác dụng ức chế enzyme HMG-CoA reductase nên giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp cholesterol ở gan. Cucurmin trong cucurma phospholipid và berberin trong cao hoàng bá giúp làm giảm cholesterol và lipid máu, từ đó có tác dụng phòng ngừa xơ vữa động mạch. Thành phần ALA vừa giúp làm giảm lipoprotein xấu (LDL) và tăng lipoprotein tốt trong máu thông qua cơ chế: tăng hoạt hóa thụ thể LDL ở gan, từ đó giúp tăng chuyển LDL- C về gan, vì vậy làm giảm LDL – C ở máu. Đồng thời, tại gan LDL – C được chuyển thành LDL và Cholesterol.

    Như vậy LDL sẽ tồn tại dưới dạng dự trữ ở gan thay vì ở trong máu, còn cholesterol được dùng để tăng tổng hợp HDL-C có lợi cho thành mạch và góp phần tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, ALA làm tăng hoạt hóa, tăng nhạy cảm của thụ thể LDL ở tế bào, giúp tế bào tăng tiêu thụ cholesterol để tăng tạo năng lượng, giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường. 

    Lipidcleanz giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu an toàn, hiệu quả

    Vì vậy, Lipidcleanz được đánh giá là một công thức toàn diện và chuyên biệt giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt mà vẫn giúp cơ thể duy trì các hoạt động bình thường.

    Liều dùng hỗ trợ điều trị các trường hợp rối loạn lipid máu là 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau khi lipid máu ổn định, dùng 2-4 viên/ngày, chia 2 lần. Uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Nên uống theo đợt từ 1-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

    Bên cạnh việc sử dụng Lipidcleanz, người bị rối loạn lipid máu không nên ăn nhiều các thực phẩm có cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thịt đỏ, sữa, gan, bơ, phủ tạng động vật...), tăng cường ăn cá và hạn chế uống rượu. Nên ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như: các loại táo, bưởi, cam, quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ, cải xanh, cà rốt, cà chua, cà tím, đu đủ, tỏi, hành ta, hành tây, gừng, ớt. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để duy trì cân nặng ở mức hợp lý, đó cũng là cách góp phần điều trị rối loạn lipid máu thành công.

    Mai Hoàng

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cao-la-sen-buoc-dot-pha-cua-y-hoc-trong-dieu-tri-roi-loan-lipid-mau-a207175.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.