+Aa-
    Zalo

    Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi ăn bánh tẻ

    (ĐS&PL) - Bệnh nhân được chuyển lên khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, đang duy trì vận mạch liều cao. Sau khi hoàn thiện các xét nghiệm cơ bản, ngay lập tức bệnh nhân được nhập khoa Bệnh lây đường tiêu hóa để điều trị hồi sức tích cực.

    Vietnamnet đưa tin, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một bệnh nhân là người phụ nữ hơn 60 tuổi, được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương trong tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt, đang duy trì vận mạch liều cao.

    Sau khi hoàn thiện các xét nghiệm cơ bản, ngay lập tức bệnh nhân được nhập khoa Bệnh lây đường tiêu hóa để điều trị hồi sức tích cực.

    Thời điểm vào khoa, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao liên tục, môi khô, khát nước nhiều, ý thức lơ mơ, đau bụng chướng bụng nhiều, huyết áp 70/50 mmHg đang duy trì thuốc vận mạch...

    cap cuu nguoi phu nu nguy kich sau khi an banh te1
    Sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định. Ảnh: Pháp luật Việt Nam

    Bệnh nhân được đặt 2 đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền xả dịch nhanh đồng thời đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm để điều chỉnh dịch truyền, điều trị kháng sinh mạnh kết hợp và các thuốc hồi sức điều chỉnh rối loạn toan kiềm khác.

    Sau 3 ngày điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân cắt được thuốc vận mạch, tự thở tốt và chức năng thận phục hồi tốt.

    Theo người nhà bệnh nhân, bệnh nhân có ăn bánh tẻ do con trai mua cho. Sau ăn khoảng 2 giờ bệnh nhân bắt đầu thấy đau bụng âm ỉ, quặn cơn, buồn nôn, nôn nhiều kèm đại tiện lỏng... 4 tiếng sau ăn bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt lả, lơ mơ, da tím tái, tụt huyết áp, bệnh nhân được cấp cứu ngay tại bệnh viện tỉnh và sau chuyển Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

    Vào thời tiết hè nắng nóng, thức ăn nhanh bị hỏng và ôi thiu, đặc biệt là các loại bánh trái bán vỉa hè. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn là 1 bệnh lý thường gặp, phần lớn người dân đều nghĩ đây là bệnh lý đơn giản, không nguy hiểm.

    Pháp luật Việt Nam dẫn lời Thiếu tá BS Nguyễn Thị Hiệp, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa chia sẻ: “Bệnh nhân là 1 trong những trường hợp may mắn, vì được cấp cứu kịp thời. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng (gan, thận, phổi) sau khi được các bác sĩ hồi sức và chăm sóc tích cực, bệnh nhân đã hồi phục và không để lại di chứng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp không được may mắn như vậy”.

    Qua đây, bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý thời tiết nắng nóng, thực phẩm ôi thiu nhanh, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề cần được chú ý hết sức. Khi có biểu hiện đau bụng, nôn và đi ngoài cần đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời để được điều trị đúng cách. Tránh trường hợp bệnh nhân chủ quan, tự ý dùng thuốc cầm đi ngoài dẫn đến bệnh tiến triển nặng và nguy kịch.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cap-cuu-nguoi-phu-nu-nguy-kich-sau-khi-an-banh-te-a582704.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan