+Aa-
    Zalo

    Cắt giảm “rừng thủ tục”, gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19

    (ĐS&PL) - Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề và đang trong điều kiện rất khó khăn. Trong bối cảnh thích ứng với tình hình mới, nhiều doanh nghiệp mong muốn loại bỏ những điều kiện kinh doanh, "giấy phép con" hay những thủ tục “rườm rà” để gỡ khó, giúp hàng hoá thông suốt.

    Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Có thể nói, trong bối cảnh hiện tại, đội ngũ quản lý sẽ chịu áp lực và trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Trong đó, việc vừa thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời vừa đảm bảo các điều kiện duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh khiến nhiều các doanh nghiệp lung túng. Không chỉ vậy, việc gặp nhiều trở ngại trong vấn đề pháp lý về điều kiện kinh doanh, các loại “giấy phép con” khiến không ít các doanh nghiệp lắc đầu “ngáo ngán”.

    Nhìn nhận lại, trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục có những chính sách cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 ; tích cực giải quyết nhiều phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; chú trọng triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính; chủ động xây dựng các chuyên mục hỗ trợ doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh…

    Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp đánh giá, mặc dù các địa phương đã có nhiều nỗ lực nhưng trong thực hiện nhiệm vụ cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi hành pháp luật.

    cat giam rung thu tuc go kho cho doanh nghiep trong boi canh dich covid 19
    Hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

    Chia sẻ với PV ĐSPL, anh Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc 1 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội) cho biết, để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh rất nhiều mô hình được đưa ra như  “3 tại chỗ”, “3 cùng” hay 1 cung đường 3 điểm đến”. Bản thân công ty anh đã thực hiện phương án "một cung đường, hai điểm đến". Tuy nhiên, việc thực hiện phương án này cần rất nhiều thủ tục, qua nhiều cấp chính quyền khác nhau. Và doanh nghiệp đã phải chạy ngược, chạy xuôi để lo các giấy tờ, thủ tục theo đúng quy định.

    “Chưa kể đến, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn rời rạc, thiếu sự đồng bộ và chia sẻ, kết nối liên thông. Việc thực hiện một số dịch vụ công trực tuyến còn chưa thường xuyên, hiệu quả”, anh Tùng cho hay.

    Liên quan đến việc cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp từng bước khôi phục các hoạt động kinh doanh trong điều kiện mới, theo Bộ Công Thương, năm 2021, bộ này đã xây dựng Quyết định số 3231 về việc ban hành Kế hoạch rà soát đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương năm 2021. Theo đó, đã tiến hành rà soát, xem xét phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với 42 thủ tục hành chính.

    Trao đổi thêm với PV về vấn đề này, luật sư Phạm Hồng Kiên – Giám đốc Công ty Luật Cán Cân Việt cho rằng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phục hồi, các địa phương nên cắt giảm bớt các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh.

    Đồng thời, để triển khai kịp thời, thực chất và hiệu quả nhiệm vụ cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cải thiện điểm số, duy trì và nâng xếp hạng Chỉ số B1, góp phần cải thiện điểm số, năng cao thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam, trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện các quy định chưa phù hợp, tạo gánh nặng, làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.

    “Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những “rườm rà” trong thủ tục pháp lý không cắt giảm thủ tục hành chính, mà doanh nghiệp rất cần chính sách ổn định, nhất quán, thủ tục hành chính được công khai, minh bạch dễ tiếp cận, dễ thực hiện. Nếu tình trạng nay một chính sách , mai một chính sách khác, sẽ khiến các doanh nghiệp chật vật xoay sở khi chưa kịp thích ứng với thủ tục này đã phải tiếp cận 1 chính sách mới”, luật sư Kiên thông tin.

    luat su
    Luật sư Phạm Hồng Kiên.

    Cũng theo luật sư Kiên, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ bưu chính trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp, góp phần đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh COVID -19 trong tình hình mới.

    “Bên cạnh đó, xây dựng các công cụ, giải pháp hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp thành viên sau khi họ tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị về hành vi nhũng nhiễu của cán bộ, công chức; rà soát, tập hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, khó tuân thủ, bất hợp lý; đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích, sửa đổi, bổ sung và công khai kết quả để các doanh nghiệp biết;...”, luật sư Kiên nhấn mạnh.

    * Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

    Khánh Ngân

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cat-giam-rung-thu-tuc-go-kho-cho-doanh-nghiep-trong-boi-canh-dich-covid-19-a519729.html
    Ngành than vượt khó trong mùa dịch

    Ngành than vượt khó trong mùa dịch

    Bên cạnh ảnh hưởng không nhỏ từ dịch COVID-19, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành than trong việc vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh hiệu quả.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ngành than vượt khó trong mùa dịch

    Ngành than vượt khó trong mùa dịch

    Bên cạnh ảnh hưởng không nhỏ từ dịch COVID-19, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao cũng đặt ra nhiều thách thức cho ngành than trong việc vừa phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh hiệu quả.