+Aa-
    Zalo

    Chân dung vị hoàng tử "thiên tài" thông thạo hàng chục ngôn ngữ dưới thời vua Khang Hy

    (ĐS&PL) - Một trong số những hoàng tử xuất chúng của hoàng đế Khang Hy là Dận Đường, sở hữu tài năng ngôn ngữ mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được.

    Trong cuốn "Lịch sử học thuật của Trung Quốc trong gần 300 năm qua", hoàng đế Khang Hy được mệnh danh là ông vua uyên bác nhất trong lịch sử đại lục. Lên ngôi năm 8 tuổi và làm hoàng đế trong 61 năm, sinh được 35 con trai, 20 con gái và có 97 người cháu, Khang Hy rất chú trọng việc dạy dỗ con cái.

    nguoi con nao cua khang hy duoc coi la thien tai dspl
    Vua Khang Hy. Ảnh minh họa

    Ngoài giáo dục toàn diện, đặc điểm lớn nhất trong cách giáo dục con của Khang Hy chính là sự nghiêm khắc. Việc giáo dục các hoàng tử thời này luôn được coi là nghiêm khắc nhất ở triều đại nhà Thanh, và thậm chí trong lịch sử cổ đại Trung Hoa.

    Thỉnh thoảng, Khang Hy sẽ kiểm tra ngẫu nhiên việc học hành của các con. Nếu không tiến bộ, không chỉ bản thân hoàng tử mà ngay cả thầy dạy cũng sẽ bị trừng phạt. Vì vậy, nhiều hoàng tử rất sợ Khang Hy, và các thầy cũng rất nghiêm khắc để học trò hoàn thành nhiệm vụ học tập.

    Theo đó, mặc dù không phải hoàng tử nào cũng trở thành hoàng đế, nhưng ai cũng có thành tựu nổi bật, rất nhiều hoàng tử xuất sắc về văn hóa và hội họa.

    Một trong số những hoàng tử xuất chúng của vua Khang Hy là Dận Đường - con của Nghi phi - một phi tần rất được hoàng đế sủng ái.

    Dận Đường có tài năng ngôn ngữ mà người bình thường khó có thể tưởng tượng được. Vị hoàng tử này thông thạo hàng chục ngôn ngữ, trong đó tiếng Mãn, tiếng Hán, tiếng Mông Cổ và tiếng Nga là sở trường của ông.

    Dận Đường đã chăm chỉ học đọc viết từ khi còn rất nhỏ. Trong khi các anh trai vẫn đang học tiếng Mãn, Dận Đường đã biết cùng lúc 3 thứ tiếng: Mãn, Hán, Mông.

    Những năm sau đó, để làm thân với nước Nga, Dận Đường tiếp tục học thêm tiếng Nga. Trong số 9 người con của vua Khang Hy, Dận Đường là người duy nhất có thể nói tiếng Nga.

    Từ một số tài liệu cổ của một số nhà truyền giáo, Dận Đường cũng thông thạo tiếng Latin, tiếng Pháp và tiếng Ý.

    vua khang hy doi lam chuyen dong troi gi truoc khi mat hinh 9
    Khang Hy chú trọng dạy con tu dưỡng cả trí tuệ và đạo đức. Ảnh minh họa

    Điều thú vị nhất là Dận Đường còn tự tạo ra thể chữ của riêng mình. Sau sự kiện Cửu tử đoạt đích, Dận Đường bị Ung Chính giam giữ tại phủ. Vào tháng 9 năm Ung Chính thứ 4, những bức thư của con trai Dận Đường là Hoằng Dương (sau đổi tên thành Hoằng Đỉnh) gửi cho cha bị thu giữ. Ung Chính phát hiện hệ thống chữ viết trong thư rất kỳ lạ, có cả chữ viết tay kiểu phương Tây nên hoàn toàn không hiểu được đây là kiểu văn tự gì.

    Năm Ung Chính thứ 3, Dận Đường bị Ung Chính giám sát chặt chẽ, hầu như tất cả thư từ giữa ông và gia đình đều bị lục soát, kiểm tra. Sự kiểm soát nghiêm ngặt này buộc Dận Đường phải tìm cách đối phó. Ông lấy cảm hứng từ bảng chữ cái tiếng Nga và bảng chữ cái Latinh, từ đó tạo ra một thể chữ mới dựa trên chữ viết gốc Mãn, sau đó thêm và thay đổi bảng chữ Latinh trên cơ sở này. Cuối cùng, ông lại sử dụng nó để đánh vần ngược lại tiếng Mãn.

    Phương pháp của Dận Đường vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Sử dụng các chữ cái Latinh để phiên âm tiếng Mãn đã trở thành một cách thức phổ biến quốc tế, giúp mọi người tiếp cận với các ngôn ngữ khác nhau một cách dễ dàng hơn.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-vi-hoang-tu-thien-tai-thong-thao-hang-chuc-ngon-ngu-duoi-thoi-vua-khang-hy-a565134.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khang Hy: Vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh

    Khang Hy: Vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh

    Vua Khang Hy được biết đến là hoàng đế đời thứ tư của nhà Thanh từ những năm 1661 đến năm 1722. Ông được mệnh danh là vị vua có nhiều hậu phi nhất trong triều Thanh, khi có 55 người vợ chính thức và có 53 người con.