+Aa-
    Zalo

    Chiều nay (27/12), Bộ GD-ĐT công bố chương giáo dục phổ thông mới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chiều nay (27/12), Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố việc triển khai các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi so với hiện hành.

    Chiều nay (27/12), Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố việc triển khai các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều thay đổi so với hiện hành.

    Dự thảo chi tiết chương trình này đã được công bố ngày 19/1/2018 để nhận các trao đổi, góp ý.

    Được biết việc triển chương trình giáo dục phổ thông mới trước đây chúng ta thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, bây giờ thực hiện theo Nghị quyết 51. Theo Nghị quyết 51: "Thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, đảm bảo tuần tự trong từng cấp học, chậm nhất từ năm học 2020-2021 đối với lớp đầu cấp của cấp tiểu học, từ năm học 2021-2022 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học cơ sở và từ năm học 2022-2023 đối với lớp đầu cấp của cấp trung học phổ thông".

    Được biết, sau vài lần "hẹn", vào lúc 16h chiều nay (27/12), Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức họp báo công bố chương trình các môn học ở chương trình giáo dục phổ thông mới.

    Những môn học mới xuất hiện

    Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới được Bộ GD-ĐT giới thiệu là sẽ có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành. Trong đó, có một hoạt động giáo dục bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học là Hoạt động trải nghiệm.

    Các môn học theo chương trình mới sẽ được phân chia thành 2 loại: Môn học, hoạt động bắt buộc và môn học tự chọn.

    Dự thảo 20 chương trình môn học phổ thông mới - Ảnh: Vietnamnet.

    Cụ thể, ở cấp Tiểu học, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn là Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2).

    Như vậy, ở bậc học này xuất hiện môn học mới là Tin học và Công nghệ.

    Ở cấp THCS, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật. Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

    Đáng lưu ý ở bậc học này là môn Tin học trở thành bắt buộc (khác với trước đây là tự chọn). Ngoài ra, sự xuất hiện của các môn: Lịch sử và Địa lý, Khoa học Tự nhiên sẽ khiến cách tổ chức dạy học khác so với trước.

    Ở cấp THPT, các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh. Các môn học được lựa chọn: theo nhóm Khoa học Xã hội (gồm các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

    Như vậy, ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

    Đáng lưu ý ở bậc học này là tổ chức học tự chọn cho học sinh như thế nào để đảm bảo mục tiêu đặt ra.

    Giảm tải cho tất các bậc học theo chương trình phổ thông

    Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT khi giải trình với Quốc hội khoá 14 tháng 11 vừa qua, chương trình phổ thông lần này sẽ giảm tải.

    Chương trình giáo dục phổ thông mới đã giảm tải về thời lượng cho học sinh - Ảnh minh họa.

    Chẳng hạn, về thời lượng, ở bậc tiểu học sắp tới học sinh sẽ học chương trình với 2.838 giờ (còn chương trình hiện hành là 2.353 giờ).

    Nhìn số giờ tăng nhưng việc "giảm tải" được giải thích là bởi: Chương trình mới là chương trình học 2 buổi/ngày (9 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 1,8 giờ/lớp/buổi học. Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.

    Ở THCS, học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành.

    Ở THPT, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành.

    Trước đó, vào tháng 7/2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình đặt ra 5 phẩm chất và 10 năng lực mà học sinh phổ thông cần đạt được. Đó là các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 10 năng lực gồm có: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tao, Năng lực ngôn ngữ, Năng lực toán học, Năng lực khoa học, Năng lực công nghê, Năng lực tin học, Năng lực thẩm mỹ, Năng lực thể chất.

    Hoãn thời gian đổi mới sách giáo khoa

    Cuối tháng 9/2018 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định sẽ lùi thời gian thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 thay vì 2019-2020 như dự kiến.

    Thay vào đó, chương trình mới sẽ được áp dụng vào thời hạn chậm nhất mà Quốc hội cho phép, tức là từ năm học 2020-2021.

    Lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra là trước mắt, vẫn còn hàng loạt công việc tiếp theo phải thực hiện như thông báo để các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký viết sách giáo khoa; nghiên cứu chương trình để biên soạn sách; thẩm định, phê duyệt rồi mới phát hành sách giáo khoa.

    Chưa kể, sau khi có sách giáo khoa cũng cần có thời gian để các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh tìm hiểu, dạy học thử nghiệm để có thể lựa chọn bộ sách phù hợp nhất.

    Minh Minh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chieu-nay-2712-bo-gd-dt-cong-bo-chuong-giao-duc-pho-thong-moi-a256788.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan