+Aa-
    Zalo

    Chồng suốt ngày khen vợ hàng xóm xinh đẹp, chu đáo,... có phải bạo lực gia đình?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Khi về nhà, chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc là không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có hoặc là giận cá chém thớt tức là không hành động gì với người bị bạo hành cả nhưng cứ đánh chó, đánh mèo,...lâu dài cũng làm cho thành viên bị tác động sẽ bị khủng hoảng về tâm lý", ĐB Phan Thị Mỹ Dung nhìn nhận.

    Chiều 31/5, thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn (đoàn TP Hà Nội) cho rằng điểm quan trọng khi xây dựng dự án luật là nâng cao nhận thức của người dân về bạo lực gia đình, làm thế nào để người dân vượt qua được rào cản tâm lý, dám lên tiếng trước các hành vi bạo lực gia đình.

    Trên thực tế, theo đại biểu Ấn, con cái có dám tố cáo cha mẹ, vợ có tố cáo chồng hay không, việc này thuộc về thay đổi nhận thức thì khi thực thi luật mới có hiệu quả. Ông cũng băn khoăn khi không ít hành vi bạo lực khó gọi tên cụ thể để đưa vào dự thảo luật.

    chong suot ngay khen vo hang xom xinh dep chu dao co phai bao luc gia dinh

    Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An) - Ảnh: Quochoi.vn

    Cũng liên quan đến việc nhận diện các hành vi bạo lực gia đình, đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho biết, có những hành vi bạo lực gia đình cụ thể, rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng có những hành vi không nghĩ đó là bạo lực gia đình nhưng lại gây khủng hoảng về tâm lý, tinh thần...

    "Khi về nhà, chồng im lặng suốt không nói gì, hoặc là không chê vợ nhưng suốt ngày cứ khen hàng xóm chu đáo, xinh đẹp, giàu có hoặc là giận cá chém thớt tức là không hành động gì với người bị bạo hành cả nhưng cứ đánh chó, đánh mèo,...lâu dài cũng làm cho thành viên bị tác động sẽ bị khủng hoảng về tâm lý", ĐB Phan Thị Mỹ Dung nhìn nhận.

    Những biểu hiện này diễn ra nhưng rất khó nhận biết, cho nên ĐB kỳ vọng lần này Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được áp dụng hiệu quả hơn.

    Bàn về giải pháp phòng chống, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM) cho rằng cần quản lý những hình ảnh cổ súy bạo lực gia đình trên phim, ảnh, sách. Nhiều bộ phim hiện nay có cảnh chồng tát vợ, đánh ghen, tạt axit... "Những bộ phim này đang bình thường hóa bạo lực gia đình. Trẻ và thanh thiếu niên xem rất dễ bị tiêm nhiễm", bà Lan nói.

    Ông Trần Công Phàn (nguyên Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) cho rằng sự can thiệp của Nhà nước phải quy định theo hướng để cho gia đình tốt hơn chứ không phải để tan vỡ. Nếu như xảy ra bạo lực gia đình là cấm tiếp xúc, không cần có ý kiến của người bị bạo lực mà xử lý hành chính hoặc bắt đi tù luôn... thì "chỉ làm khổ thêm, làm khó thêm gia đình nạn nhân".

    "Xử lý hành chính thì ảnh hưởng đến túi tiền, còn đi tù thì lấy ai lao động để nuôi sống gia đình?", ông nói, đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét yếu tố truyền thống của các gia đình Việt Nam. Xử phạt hành chính hay cho đi tù "chỉ phù hợp với nước ngoài, còn Việt Nam phải xử lý theo từng bước, từ hòa giải đến hàn gắn, mới đến xử lý cao hơn".

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chong-suot-ngay-khen-vo-hang-xom-xinh-dep-chu-dao-co-phai-bao-luc-gia-dinh-a539468.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xử trí với bạo lực gia đình

    Xử trí với bạo lực gia đình

    Có những người vì cớ này hay cớ khác lại đánh đập, hành hạ chính người bạn đời của mình. Vậy làm thế nào để không tự biến mình thành nạn nhân của bạo hành gia đình?