+Aa-
    Zalo

    Chùm ảnh trước khi nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nước Mỹ chuẩn bị đón cơn bão mùa đông đi vào bờ Đông, làm tuyết rơi và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.

    Nước Mỹ chuẩn bị đón cơn bão mùa đông đi vào bờ Đông, làm tuyết rơi và thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn.

    Cơn bão bom, thuật ngữ nói về các cơn bão bị mất áp suất nhanh chóng, dự kiến sẽ gây hỗn loạn khắp bờ đông nước Mỹ trong tuần này. Từ Main cho đến Florida, phần lớn các bang ở bờ đông đều đã công bố các cảnh báo, khuyến cáo thời tiết.

    Những bang Florida, Georgia, South Carolina, North Carolina và Virginia dự kiến hứng một lượng tuyết dày khoảng 15cm trong khi lượng tuyết trút xuống New England có thể gấp đôi.

    Theo CNN, bang Florida chứng kiến đợt tuyết đầu tiên trong ba thập kỷ qua sau khi cái lạnh bất thường đã làm trường Đại học Bang Florida và Đại học Florida A&M phải đóng cửa. "Việc đi lại sẽ rất nguy hiểm và gần như là không thể", cơ quan thời tiết cảnh báo về tình hình ở bắc Florida.

    Ở South Carolina, chính quyền cảnh báo cái lạnh khủng khiếp sẽ bao trùm toàn bang đến hết tuần. Thành phố Charleston hôm (3/1) đã bị phủ trong lớp tuyết dày chưa từng thấy kể từ năm 1989 buộc chính quyền ra khuyến cáo người dân không nên ra đường.

    Trong khi đó, bang George đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại 28 hạt và đóng cửa sân bay Savannah/Hilton Head.

    Rochelle Carlotti, 28 tuổi don tuyết gần nhà cô sau khi tuyết rơi kỷ lục ở Erie - Ảnh: AP

    Khi cơn bão đi về phía bắc, cường độ của nó sẽ tăng nhanh. Các chuyên gia về thời tiết đang  gọi sự kiện này là "cơn bão bom tuyết" vì sự gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ cả về quy mô và sức mạnh của nó. Khi áp suất trung bình của cơn bão giảm xuống ít nhất 24 milibar trong một ngày, nó được coi là một "quả bom", nhà nghiên cứu khí tượng Ryan Maue phát biểu với BuzzFeed News. Những cơn bão này cũng có thể được gọi là lốc xoáy cực tím - các cơn lốc xoáy ở vĩ độ trung bình.

    Gregg Gallina, một nhà khí tượng học thuộc Trung tâm Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia, trả lời phỏng vấn với BuzzFeed News rằng khi chúng ta nói về một cơn bão lớn, thì tất cả mọi thứ cần được cân nhắc và đánh giá toàn diện. Thậm chí các tiểu bang ấm áp miền Nam như North Carolina và South Carolina cũng đã có thể thấy một vài inch tuyết trong tuần này, và "đó là một vấn đề nghiêm trọng đối với họ".

    Trong khi đó, Boston đã có tuyết rơi ngập bàn chân, và Gregg cũng hài hước trả lời rằng "Ở đó thì lại không phải là vấn đề.", ông nói thêm. Cho đến nay, Washington, DC, đang đi một con đường thẳng tắp trên lộ trình hứng chịu hơn 1 inch tuyết phủ (khoảng 2,54cm), trong khi thành phố New York có thể sẽ có tuyết phủ dày từ 5 đến 8 inch (từ 11 đến 21cm). 

    Ít nhất 16 người thiệt mạng tại Mỹ vì thời tiết giá lạnh trong tuần qua.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 3.

    Nhiều nơi ở Mỹ đang chứng kiến tuyết rơi dày từ vài đến hàng chục cm.

    Tuy nhiên, tất cả có thể thay đổi theo chiều hướng xấu hơn, theo lời cảnh báo của Gallina. Nếu đường chạy của bão theo phía tây, hoặc sáp lại gần bờ biển, các thành phố này có thể thấy nhiều tuyết hơn và có gió giật mạnh hơn. Các cơ quan khí tượng Mỹ vẫn đang thu thập thông tin chi tiết về cơn bão này và "chúng tôi cần mọi người chú ý tới thông tin bão" - Gallina nói.

    Đối với phần lớn Bờ Đông, tác động lớn nhất của cơn bão đơn giản sẽ chỉ là nhiệt độ giảm thấp vào cuối tuần. Gallina cho biết: "Có khả năng xảy ra tình trạng lạnh kỷ lục vào các ngày 4/1, 5/1, 6/1"

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 4.

    Thời tiết sẽ còn lạnh hơn dưới ảnh hưởng của cơn bão "bom tuyết" sắp tới.

    Trong nhiều tuần lễ, nửa phía đông của Hoa Kỳ đã bị "khóa cứng"với kiểu thời tiết được gọi là "nổ lạnh", gây ra bởi không khí lạnh từ Cực Bắc tràn xuống. Theo Jonathan Martin, giáo sư khí tượng học tại Đại học Wisconsin-Madison, sự tương phản giữa không khí lạnh trên mặt đất và nhiệt độ đại dương ấm áp ở Đại Tây Dương, cùng với sự tương tác của một hệ thống thời tiết khác trong bầu khí quyển, là những thành phần quan trọng trong việc hình thành cơn bão phát triển nhanh này.

    Nhưng tất cả đều là chuyện bình thường: Vẫn có khoảng 10 cơn lốc xoáy xảy ra ở bán cầu Bắc mỗi năm, ông nói thêm. Đơn giản chỉ là năm nay, thời tiết ở Mỹ rất rất lạnh mà thôi.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 5.

    Lớp sơn dải phân cách trên đường phố Mỹ đã vỡ vụn vì quá lạnh.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 6.

    Dụng cụ bơm xăng đã bị đóng băng hoàn toàn.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 7.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 8.

    Sông Boston bị đóng băng do thời tiết lạnh giá.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 9.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 10.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 11.


    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 12.


    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 13.

    New York bị bao phủ bởi một màu trắng.Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 14.

    Thác Niagra đã trở thành một dòng sông băng thượng cổ.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 15.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 16.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 17.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 18.

    Canada cũng chịu một mùa đông lạnh giá, khi đưa tay ra ngoài trời một chút rồi bỏ vào trong xe ô tô có sưởi tay sẽ bốc khói.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 19.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 20.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 21.

    Nước Mỹ giảm nhiệt lạnh hơn sao Hỏa: Những hình ảnh đáng sợ về mùa đông nước Mỹ cận kề ngày đón bom bão tuyết - Ảnh 22.

    Tuyết ngập 1m tại Erie, Pa, Mỹ.

    Theo đó, nước Mỹ đang hướng chịu mùa đông tồi tệ nhất trong nhiều năm qua do ảnh hưởng của khối không khí lạnh khổng lồ từ cực Bắc; nhiều người vô gia cư đã chết cóng trên đường phố Mỹ, thậm chí những động vật vốn quen chịu lạnh như cá mập hay chim cánh cụt đã phải di cư theo những dòng biển ấm để tránh khỏi thời tiết đáng sợ này.

    Đợt "bom bão tuyết" này có thể khiến nước Mỹ sẽ giảm nhiệt độ tới mốc lạnh hơn cả sao Hỏa, theo lcác chuyên gia khí tượng thủy văn.

    Các quan chức Mỹ cũng kêu gọi các cư dân giúp đỡ những người có sức khỏe yếu trong thời gian nhiều nơi trên nước này có nhiệt độ lanh hơn những Nam Cực hay một số nơi trên sao Hỏa.

    GIA BẢO (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chum-anh-truoc-khi-nuoc-my-giam-nhiet-lanh-hon-sao-hoa-a215293.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan