+Aa-
    Zalo

    Chụp ảnh "tự sướng" nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Theo nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học Anh, chụp ảnh "tự sướng" nhiều là triệu chứng tâm thần, cụ thể là hội chứng mặc cảm về ngoại hình.

    (ĐSPL) – Theo nghiên cứu mới của các nhà tâm lý học Anh, chụp ảnh "tự sướng" nhiều là triệu chứng tâm thần, cụ thể là hội chứng mặc cảm về ngoại hình (Body Dysmorphic Disorder – viết tắt là BDD).

    Chụp ảnh "tự sướng" (tiếng Anh gọi là seilfie) dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội kèm theo những chia sẻ trạng thái nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

    Chụp ảnh tự sướng nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần
    Theo các chuyên gia y tế, chụp ảnh tự sướng quá nhiều có liên quan đến bệnh tâm thần.

    Tiến sĩ David Veale – bác sĩ tâm thần, chuyên gia tư vấn về liệu pháp nhận thức hành vi ở Trung tâm sức khỏe quốc gia Maudsley và Bệnh viện Priory ở London (Anh), cho hay: “2/3 số bệnh nhân của tôi mắc hội chứng BDD kể từ khi dùng điện thoại di động để chụp ảnh "tự sướng" đưa lên các trang mạng xã hội". Ông David khẳng định rằng chụp ảnh tự sướng không chỉ là chứng nghiện mà là triệu chứng của hội chứng BDD.

    Những người nghiện chụp ảnh "tự sướng" thường bỏ ra hàng giờ để tìm được góc chụp hoàn hảo nhất cho những bức ảnh của mình. Họ đặc biệt chú ý rất cao về hình ảnh, vẻ bề ngoài của mình, cố gắng che đi những khuyết điểm của mình, trái ngược với những người bình thường – những người cho rằng điều này không quan trọng lắm.

    Các nhà tâm lý cũng đưa ra một trường hợp điển hình mắc hội chứng BDD là Danny Brown - một thanh niên người Anh. Danny Brown đã tự tử khi không thể tìm ra cho mình bức ảnh hoàn hảo nhất. Từ năm 15 tuổi, cậu ta bắt đầu chụp ảnh tự sướng. Ban đầu, Danny chỉ chụp khoảng 10, 20, 30 tấm mỗi ngày nhưng sau đó lên đến 200 tấm và săm soi từng chi tiết trên gương mặt mình. Danny bỏ học năm 16 tuổi để ở nhà chú tâm vào chuyện... chụp hình tự sướng. Cậu giành gần 10 giờ mỗi ngày để chụp ảnh tự sướng nhằm quyến rũ các cô gái trẻ. Danny đã giảm sút gần 13 kg trong tuyệt vọng khi chưa tìm được tấm hình ưng ý.

    Danny đã tự nhốt mình trong nhà suốt 6 tháng và khi không chụp được bức ảnh "tự sướng" hoàn hảo, cậu đã cố gắng tự tử bằng cách uống thuốc ngủ. Rất may mắn, mẹ cậu đã phát hiện kịp thời để cứu sống con trai và phải nhờ đến các bác sĩ nhằm cứu con khỏi thói quen mất kiểm soát.

    Chụp ảnh tự sướng nhiều là dấu hiệu của bệnh tâm thần
    Chụp ảnh tự sướng nhiều khiến những bạn trẻ dễ bị lạm dụng và tổn thương tâm lý.

    Các nhà khoa học đã chỉ ra, xu hướng chụp ảnh "tự sướng" còn có nguy cơ gây hại đến hình ảnh và tâm lý của người chụp, đồng thời còn khiến những bạn trẻ dễ bị lạm dụng và tổn thương tâm lý.

    Hầu hết mọi người đều đăng tải, chia sẻ hình ảnh, thông tin của mình trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram để nhằm “câu like” và những lượt bình luận, chia sẻ của người khác.

    Các bức hình được chia sẻ trên mạng là một cách mà những người trẻ tuổi tìm kiếm sự ủng hộ, chấp thuận từ bạn bè, đồng nghiệp của họ. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một số vấn đề về sự tự tin của bản thân người chụp.

    Theo Tiến sĩ Pamela Rutledge - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý học Truyền thông ở Boston Massachusett (Mỹ): "Việc “nghiện” chụp ảnh "tự sướng" có thể là dấu hiệu của sự thiếu tự tin hoặc quá phụ thuộc vào sự chú ý của xã hội. Điều này khiến họ trở thành nạn nhân của các vấn đề khác".

    Bác sĩ Panpimol Wipulakorn tại Thái Lan nhận định rằng việc ngày càng nhiều người “nghiện” chụp ảnh "tự sướng", đồng nghĩa là số người có nguy cơ mắc những vấn đề về sức khỏe tâm thần cũng tăng lên trong tương lai.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chup-anh-tu-suong-nhieu-la-dau-hieu-cua-benh-tam-than-a38568.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan