+Aa-
    Zalo

    Con gái đã đi lấy chồng có được hưởng thừa kế nhà đất của bố mẹ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trên thực tế, nhiều người cho rằng, con gái đã đi xuất giá theo chồng thì không còn quyền hưởng di sản thừa kế, trong đó có di sản là nhà đất của bố mẹ để lại. Theo quy định của pháp luật, điều này có đúng không?

    hh1

    Trường hợp bố, mẹ mất có để lại di chúc

    Theo Bộ luật Dân sự hiện hành, trường hợp người mất có để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc.

    Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế… Do đó, nếu trong di chúc của bố hoặc mẹ có thể hiện việc phân chia di sản là nhà đất cho con gái thì người này vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế và ngược lại.

    Ngoài ra, Điều 644 của Bộ luật này còn quy định trường hợp con gái đã đi lấy chồng vẫn được hưởng thừa kế nhà đất của bố, mẹ ngay cả khi không có tên trong di chúc. Đó là trường hợp người con gái “không có khả năng lao động”.

    Trường hợp bố, mẹ mất không để lại di chúc

    Trong trường hợp bố, mẹ mất và không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, thì di sản thừa kế là nhà, đất và các tài sản khác của bố, mẹ sẽ được chia theo pháp luật.

    Lúc này, những người thừa kế sẽ được nhận di sản theo thứ tự:

    - Hàng thừa kế thứ 1: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ông bà ngoại;

    - Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại; cháu ruột gọi người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

    Đặc biệt, Điều 651 của Bộ luật Dân sự khẳng định: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    hh2

    Nhà đất của bố mẹ đã mất được ưu tiên chia theo di chúc, nếu có

    Như vậy, con gái dù đã “xuất giá theo chồng” thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ và được hưởng phần di sản ngang bằng với con trai.

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm rằng, nếu như con gái thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như: Ngược đãi bố, mẹ; Lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản bố, mẹ khi để lại di sản trong việc để lại di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của bố, mẹ…

    Trong đời sống, luôn phát sinh những tình huống mà người trong cuộc thường không xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình. LuatVietnam.vn đã được nhiều người tin tưởng là một địa chỉ luôn cập nhật nhanh chóng và chính xác về các quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, thông qua tổng đài 1900.6192, LuatVietnam còn giải đáp mọi thắc mắc nào liên quan đến các quy định của pháp luật, giúp người dân hiểu luật hơn, áp dụng luật đúng hơn và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-gai-da-di-lay-chong-co-duoc-huong-thua-ke-nha-dat-cua-bo-me-a547409.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan