+Aa-
    Zalo

    Cụ ông ‘gàn dở’ ham trồng cây chắn sóng bảo vệ dân làng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - ‘Mê muội’ với công việc trồng cây chắn sóng ven biển hơn 30 năm qua, cụ ông 86 tuổi đã được người dân nơi đây gọi với cái tên thân thuộc 'Cố Lán phi lao'.

    (ĐSPL) - ‘Mê muội’ với công việc trồng cây chắn sóng ven biển hơn 30 năm qua, cụ ông 86 tuổi đã được người dân nơi đây gọi với cái tên thân thuộc 'Cố Lán phi lao'.

    Nhân vật đặc biệt mà chúng tôi nhắc đến là lão ông Nguyễn Văn Lán (SN 1929), một cựu chiến binh ở thôn Hội Thành II, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

    Tìm về Xuân Hội vào một ngày xế trưa đầu tháng 4 khi nắng hè bắt đầu oi ả, đi dọc theo con đê ven biển Xuân Hội là rặng phi lao ngút ngàn kéo dài đến cả vài kilômét đã xoá tan cái hơi nóng phả vào từ cát biển. Đối diện với rặng phi lao hun hút tưởng chừng như vô tận này là rừng tre xanh ôm trọn căn nhà của ông Lán.

    Xúc động với clip hát chế 'Tình lỡ' phiên bản Cưa cây.

    Tiếp chúng tôi trong căn nhà lụp xụp đúng kiểu của dân chài lưới, ông Lán tất tả dọn dẹp lại để chúng tôi có chỗ ngồi. Được biết, sinh ra và lớn lên tại Xuân Hội, ngày còn trai trẻ, ông Lán và nhiều thanh niên cùng trang lứa dốc hết sức mình vào 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi hoà bình lập lại và trở về quê hương, thay vì ở lại trong làng phát triển kinh tế như bao người khác, ông Lán cùng vợ và các con tình nguyện làm đơn xin ra dựng lều trồng cây chắn sóng ven bờ biển Xuân Hội.

    Kể về những ngày tháng đó, ông Lán cho biết: "Khi đó chưa có đê chắn sóng như bây giờ, nhà tôi cũng ở trong làng như những nhà khác. Cứ chiều chiều ra bãi kiếm con ngao con sò ăn thấy cát cứ bị cuốn dần ra biển từng ngày từng ngày một tôi lấy làm lo ngại. Thiên tai vẫn không ngừng gieo tại họa. Không có đê biển, nước mặn càng ngày càng xâm nhập khiến bà con không yên. Chứng kiến người dân bất lực trước những cơn bão dữ rứa là ( thế là – PV) tôi bàn với vợ rồi làm đơn xin chính quyền ra đây trồng cây giữ đất".

    Được biết những ngày đầu tiên ra với vùng đất "hẻo lánh" này, ông Lán và gia đình gặp không ít khó khăn. Nằm tách biệt với khu dân cư, căn nhà được vợ chồng ông dựng lên bằng những cây tre già và dăm ba mảnh tôn từ những năm 1987 đến nay vẫn chưa được sửa sang cơi nới. Khi hỏi tại sao không làm nhà, ông Lán cười xoà: "Con cái thì có cuộc sống riêng hết rồi, bà nhà thì đã mất mình tôi sửa sang làm gì cho tốn kém. Ở rứa (thế - PV) có đồng tiền thì mua thêm cây, chỗ nào cây chết cây già ta đem bổ sung để tránh đất trống sóng lại cuốn gây xói mòn chân đê".

     Cụ ông 'ham trồng cây' Nguyễn Văn Lán chia sẻ với phóng viên

    Vốn dĩ bãi cát ven biển Xuân Hội lúc bấy giờ bị nhiễm mặn nặng nề, cây cối cứ trồng lên lại chết nên ông Lán quyết tâm thau chua rửa mặn cho đất bằng cách chọn các giống cây chịu  mặn để trồng.

    Thời gian sau đó, ông tìm sang các vùng biển lân cận để xem cách họ trồng cây chắn sóng, chống xói mòn học tập kinh nghiệm. Tiếp đó, ông liên hệ mua cây phi lao giống ở xã bên về trồng. Nhân công trồng cây chính là vợ chồng ông và 11 người con, lắm khi là dăm ba người dân đi biển ngồi nghỉ ngơi cũng tiện tay giúp đỡ.

    Với phương châm ‘lấy ngắn nuôi dài’, ban đầu số cây ông trồng chỉ quá đầu ngón tay rồi cứ thế nhân rộng ra và cho đến nay thì đã kéo dài vài km với số lượng cây ước tính lên đến vài nghìn. Cứ như vậy, gần 30 năm nay, nhờ có rừng phi lao của ông mà người dân Xuân Hội đã bớt thiệt hại rất nhiều bởi thiên tai.

    ‘Hết mùa này đến mùa khác, rừng phi lao của ông Lán giờ như chiếc "áo giáp" từ biển che chắn cho chúng tôi yên ổn làm ăn, không còn lo thiên tai" - ông Nguyễn Minh Tâm, một người dân Xuân Hội cảm phục.

    Cũng nói về rừng cây của ông Lán, anh Đình Dũng, người dân xã Xuân Hội cho chúng tôi hay: "Gia đình tôi sống  trong làng nhưng thi thoảng lại ra rừng phi lao của cụ Lán lấy lá khô về đun nấu. Đi biển về, trời nắng to, ghé vào gốc cây ngồi nghỉ mới thấy giá trị của việc làm của cụ Lán năm xưa vốn bị dân làng cho là gàn dở".

     Đơn xin trồng cây phi lao bảo vệ rừng phòng hộ của ông Lán gửi lên chính quyền địa phương năm 1988

    Đi dọc theo con đê biển, hướng mắt về phía rừng phi lao, ông Lán kể cho chúng tôi nghe về việc gian nan giữ rừng. Ở cái tuổi 86, con cháu mong ngóng đón ông về trong làng cho gần gũi dễ dàng chăm nom nhưng ông không đồng ý, bởi với ông, rừng cây chắn sóng là tâm huyết cả đời, để giữ được cây ông đã phải đổ cả mồ hôi, nước mắt lẫn máu.

    Đứng dưới rừng phi lao của mình, ông Lán nói như giãi bày: "Tui sống một mình giữa đồi cát hoang vắng nhưng hằng đêm vẫn không có được giấc ngủ ngon bởi những tên "phi lao tặc". Có lần, một mình tui chống chọi với 5 tên trộm, bị bọn chúng đánh gãy 7 chiếc răng, mất 1 ngón tay".

    Năm 2009, huyện Nghi Xuân chủ trương xây tuyến đê biển. Ông Lán đành "hy sinh" 3 ha rừng phi lao chưa đầy 5 tuổi của mình để phục vụ lợi ích chung. Khi ấy, ông chỉ nhận về 5 triệu đồng bồi thường và nhận luôn cái công việc chẳng mấy người ham: Làm bảo vệ đê không lương! Hơn chục năm trở lại đây ngoài phi lao, ông Lán còn trồng tre để giữ đê cho kiên cố.

    Ngoài việc trồng cây chắn sóng bảo vệ làng mạc, ông Lán còn được người dân nơi đây quý mến bởi những việc làm thầm lặng. Nhiều gia đình coi ông như ân nhân. Bao giờ cũng thế, hễ những lúc biển động, sóng to gió lớn thì ông Lán là người đầu tiên ra biển quan sát xem có ai bị gặp nạn không, rồi lấy thuyền và phao đi ra biển để cứu người. Có lần biển động, cụ ông Lán đã một mình cứu sống được 37 người.

    Ở cái tuổi xưa nay hiếm, so với các bạn đồng niên, ông Lán khoẻ mạnh, rắn rỏi lạ thường. Chiếc xe đạp như người bạn thân thuộc của ông, ngoài những giờ bám biển, canh rừng ông Lán lại ghé thăm các cụ cao tuổi, khi cân đường, khi dăm ba hộp sữa cho người đau yếu. Ông Lán lấy đó làm niềm vui sống những ngày tháng còn lại của cuộc đời ngoài thú ‘ham trồng cây’ của mình.

    Chia tay chúng tôi, ông Lán vẫn đau đáu: "Tôi giờ như đèn trước gió, chẳng biết sống chết giờ nào. Còn sức, tôi còn giữ rừng phòng hộ, còn trồng cây cạn. Điều tôi mong mỏi nhất là sẽ có người tâm huyết, thay mình giữ rừng và tiếp tục sự nghiệp trồng rừng như xưa nay".

    Với những gì đã và đang làm, năm 2003, ông Nguyễn Văn Lán từng được bầu là một trong những đại biểu tham dự hội nghị toàn quốc người cao tuổi làm kinh tế giỏi tổ chức ở Hà Nội.

    'Ông Nguyễn Lán là một cựu chiến binh, một người cao tuổi ưu tú của xã. Tấm gương của ông xứng đáng được con em trong xã noi theo' - ông Võ Văn Tùng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Xuân Hội, nói về người cựu binh gần 30 năm trồng rừng chắn sóng.


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cu-ong-gan-do-ham-trong-cay-chan-song-bao-ve-dan-lang-a89801.html
    Cụ bà

    Cụ bà "bồ tát" mê làm từ thiện

    (ĐSPL) - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Vân (83 tuổi), xã Nam Cát, huyện Nam Đàn (Nghệ An) luôn xem làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo là niềm vui sống.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cụ bà

    Cụ bà "bồ tát" mê làm từ thiện

    (ĐSPL) - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Vân (83 tuổi), xã Nam Cát, huyện Nam Đàn (Nghệ An) luôn xem làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo là niềm vui sống.

    Gã “bụi đời” xuyên Việt tìm cổ vật bỏ tiền tỷ làm từ thiện

    Gã “bụi đời” xuyên Việt tìm cổ vật bỏ tiền tỷ làm từ thiện

    (ĐSPL) - Gã “bụi đời” cất căn nhà ba tầng rộng chừng 600m2 chỉ để chứa đồ cổ. Đó là những món đồ gốm sứ cổ anh xuyên Việt sưu tầm từ gần 20 năm nay. Trong đó nhiều món đồ chỉ riêng anh có đáng giá bạc tỷ. Ở con người ấy, đam mê làm từ thiện và chơi đồ cổ đã ăn sâu vào máu thịt.

    Cảm động chuyện những giang hồ cộm cán nấu cháo từ thiện

    Cảm động chuyện những giang hồ cộm cán nấu cháo từ thiện

    (ĐSPL) - “Bát cháo không giúp các bác ấy khỏi được căn bệnh ung thư nhưng nó tấm lòng của chúng tôi. Tôi mong rằng, trong thời gian chữa bệnh các bác được ăn thức ăn sạch và giúp giảm đi phần nào chi phí...”, một người từng là dân “anh chị” nay hoàn lương về nấu cháo từ thiện cho bệnh nhân ung thư tâm sự.