+Aa-
    Zalo

    Cục An toàn thực phẩm cảnh báo cây độc có thể làm chết người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ gây độc từ cây ngô đồng, cây trúc đào, cây lá ngón, cây thầu dầu được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.

    Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cảnh báo  nguy cơ gây độc từ cây trúc đào, cây lá ngón, cây thầu dầu được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.

    Trong thời gian qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc do ăn các loại quả của một số loài cây, hoa có trong khuôn viên tại các cơ sở giáo dục làm ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở.

    Ngày 20/4, nhiều học sinh lớp 2 và lớp 3, trường tiểu học Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò rủ nhau đi ăn quả ngô đồng. Hơn 10 phút sau, một số em có biểu hiện đau bụng, nôn mửa. Nhà trường đã gọi xe cấp cứu đưa số học sinh trên đến Trung tâm Y tế thị xã Cửa Lò. Có khoảng 30 học sinh phải đi cấp cứu.

    Ngày 10/4, 12 học sinh lớp 2 trường Tiểu học Tân Giang (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) ăn quả ngô đồng nhặt tại trường cũng phải nhập viện. Số học sinh này đã khỏe lại sau một ngày nằm viện.

    Cây ngô đồng cảnh có củ có tên học là Jatropha podagrica Hook.f thuộc họ cây thầu dầu Euphorbiaceae. Loài cây này có gốc phình to, xi xù, khá mập. Phần lá có cuống đính gần gốc, màu xanh, nhãn. Thông thường, lá của cây này được chia thành từ 3 - 5 thùy to và những phiến như hợp kim. Đây là loại cây được sử dụng làm cây cảnh trong nhà.

    Đặc trưng của loại ngô đồng cảnh là mỗi cây có một cụm hoa màu đỏ mọc trên ngọn. Mỗi bông có 5 cánh, sau này hình thành nên dạng quả nang. Loại quả này thường nổ tung khi được di chuyển đến một vùng đất mới thông qua các loài động vật như chim, dơi, ong... Tại Việt Nam, loài cây này được trông phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.

    Nguyên nhân do trong các loài cây, hoa này được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang dại có chứa các hợp chất hữu cơ có khả năng gây độc cho cơ thể khi ăn phải.

    Cây ngô đồng cảnh có chất độc

    Vì vậy, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị cơ quan chức năng địa phương xảy ra ngộ độc khẩn trương triển khai các biện pháp xử trí, xác minh tác nhân gây ngộ độc để dự phòng, điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả của ngộ độc gây ra.

    Cục này cũng có công văn đề nghị một số đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp khẩn trương triển khai một số các biện pháp cấp bách trên toàn quốc, cụ thể như chỉ đạo các cơ sở giáo dục tại các địa phương rà soát, loại bỏ ngay và không trồng các loài cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc được trồng với mục đích làm cảnh hoặc mọc hoang dại trong khuôn viên đơn vị.

    Nếu phải trồng với mục đích học tập, nghiên cứu thì cần có biển cảnh báo và các biện pháp kiểm soát an toàn phù hợp đối với mỗi cây, hoa này. Một số các loài cây, hoa có chứa các hợp chất có khả năng gây ngộ độc thường gặp khi ăn phải như:

    Cây lá ngón (Gelsemium elegans); cây cà độc dược (Datura alba Lour)… có chứa alcaloid độc.

    Cây Trúc đào (Nerium oleander  L.); cây Thông thiên (Thevetia peruviana (Pers.) K. Schum.); cây Đai vàng (Dây huỳnh, Huỳnh anh) (Allamanda cathartica L.); Bông tai (Asclepias curassavica L.)… có chứa Glycosid tim

    Cây thầu dầu (Ricinus communis L.); cây Ngô đồng (Jatropha podagrica)… có chứa Protein độc (Toxalbumin ).

    Ngoài ra, các đơn vị cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Tập trung truyền thông các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc đối với các loại độc tố tự nhiên. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ bộ phận của cây, hoa có chứa các hợp chất gây độc hoặc nghi ngờ để ăn uống.    

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuc-an-toan-thuc-pham-canh-bao-cay-doc-co-the-lam-chet-nguoi-a187961.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan