+Aa-
    Zalo

    Cục Đường bộ Việt Nam: Đề xuất xe hợp đồng cá nhân phải vào bến đón khách

    (ĐS&PL) - Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất loại hình xe hợp đồng cá nhân (xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định) sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

    Thông tin từ Phòng Quản lý vận tải phương tiện và người lái - Cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay các loại xe hợp đồng trá hình (chủ yếu tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) đi các tỉnh xung quanh trong bán kính dưới 200 km xuất hiện rất nhiều, ngang nhiên hoạt động cả ngày lẫn đêm.

    Loại hình trên còn ngang nhiên thực hiện hành vi đón trả khách ở 1 hay 1 số địa điểm (thay đổi linh hoạt mỗi khi bị lực lượng chức năng phát hiện) tại các văn phòng trong nội thành trái quy định mà không gặp bất kỳ rào cản nào.

    Trước thực trạng trên, Cục Đường bộ Việt Nam đang đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 10/2020 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đưa ra nhiều đề xuất nhằm chặn tình trạng xe hợp đồng trá hình ngang nhiên chạy bát nháo khắp các ngõ ngách tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM…

    de xuat xe hop dong ca nhan phai vao ben don khach
    Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất loại hình xe hợp đồng cá nhân sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố

    Theo đó, tại các đô thị loại 1 và loại đặc biệt, xe hợp đồng chở công nhân, chuyên gia được đón trả khách theo địa điểm ghi trong hợp đồng.

    Với hợp đồng cá nhân (xe hợp đồng đang chạy trá hình tuyến cố định) sẽ thực hiện đón, trả khách tại bến xe hoặc địa điểm do UBND cấp tỉnh công bố.

    Bên cạnh đó, việc bổ sung sửa đổi Nghị định 10 lần này cũng sẽ lượng hóa cụ thể để thuận tiện cho việc xử lý vi phạm bằng quy định: Xe hợp đồng, xe du lịch không được đón trả khách thường xuyên từ 3 ngày liên tiếp trở lên hoặc từ 10 ngày trở lên trong 1 tháng tại trụ sở chính, văn phòng đại diện.

    Theo thống kê của Cục Đường bộ Việt Nam, cả nước hiện có khoảng gần 400.000 xe kinh doanh vận tải khách. Trong đó, tuyến cố định 17.000 xe và xe hợp đồng chiếm số lượng áp đảo với khoảng 220.000 xe. Có khoảng 1/4 trong số này, tương đương khoảng 60.000 xe hợp đồng hoạt động trá hình tuyến cố định.

    Trước đó, Bộ GTVT công bố kế hoạch tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Sở GTVT tất cả tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Các đoàn sẽ kiểm tra hoạt động quản lý xe ô tô kinh doanh của Sở GTVT các địa phương trong thời kỳ từ ngày tháng 1/2022 tới thời điểm kiểm tra. Các đoàn hoàn thành việc kiểm tra trước ngày 20/1/2024.

    XEM THÊM: Hiện trường vụ xe tải va chạm xe máy, 2 vợ chồng thương vong ở Thừa Thiên- Huế

    Bộ GTVT cho biết, hoạt động kiểm tra trên nhằm phát hiện bất cập trong các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (nếu có). Từ đó, các đơn vị sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Qua đó góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ do phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gây ra.

    Qua hoạt động kiểm tra trên cũng đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lý tồn tại, vi phạm (nếu có); hướng dẫn các đơn vị được kiểm tra thực hiện đúng quy định của pháp luật.

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuc-duong-bo-viet-nam-de-xuat-xe-hop-dong-ca-nhan-phai-vao-ben-don-khach-a601906.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Nhức mắt" cảnh học sinh, sinh viên trường Lương Thế Vinh, FPT Polytechnic vi phạm ATGT

    Năm nào cũng vậy, cứ vào đầu năm học mới, các nhà trường đều tổ chức thực hiện ký cam kết chấp hành luật giao thông đối với các bậc phụ huynh và học sinh, thực hiện lồng ghép kiến thức pháp luật an toàn giao thông vào các tiết học, các buổi ngoại khóa để tổ chức tuyên truyền cho học sinh. Thế nhưng trên thực tế vừa ra khỏi cổng trường không ít học sinh vi phạm luật An toàn giao thông vẫn diễn ra phổ biến.