+Aa-
    Zalo

    Cuộc "cách mạng nhà vệ sinh" của Trung Quốc đạt nhiều thành công

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cuộc "cách mạng nhà vệ sinh" ở Trung Quốc bắt đầu bằng việc cải thiện các nhà vệ sinh công cộng trong khu du lịch, trên đường phố và đã rất thành công.

    Cuộc "cách mạng nhà vệ sinh" ở Trung Quốc bắt đầu bằng việc cải thiện các nhà vệ sinh công cộng trong khu du lịch, trên đường phố và đã rất thành công.

    Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một trong những yếu tố để đánh giá dân trí và mức độ văn minh của một quốc gia chính là nhà vệ sinh. Từ năm 2015, “cuộc cách mạng nhà vệ sinh” đã được đẩy mạnh với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người dân để xây dựng xã hội phát triển toàn diện vào năm 2021.

    Chiến dịch này bắt đầu bằng việc cải thiện các nhà vệ sinh công cộng trong khu du lịch, trên đường phố và đã rất thành công. Hiện nay, mô hình này đang được mở rộng trên toàn Trung Quốc, cho cả các thành phố và khu vực nông thôn. Các quan chức cho biết Chủ tịch Tập coi đây là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, an sinh và nền kinh tế.

    Khu vực nhà vệ sinh công cộng tại một khu du lịch ở Trung Quốc - Ảnh: SCMP.

    Những chiến dịch về tiện nghi, vệ sinh và phòng bệnh truyền nhiễm đã bắt đầu vào những năm 1950 nhưng chỉ trong những thập kỷ gần đây, kinh phí và nguồn lực đáng kể mới thực sự cải thiện được vấn đề do dân số quá đông và lãnh thổ rộng. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng vừa giúp nhiều hộ gia đình có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn vừa đòi hỏi số vốn đầu tư lớn hơn. Theo số liệu năm 2017, 57 triệu hộ gia đình vẫn không có nhà vệ sinh riêng và trong số đó, 17 triệu người thậm chí không có nhà vệ sinh.

    Phần lớn vấn đề vẫn còn ở khu vực nông thôn Trung Quốc mặc dù có những tiến bộ lớn. Độ phủ của nhà vệ sinh ở nông thôn đã tăng từ 7,5% năm 1993 lên 78,5% năm 2015. Trong khi mở rộng tiện ích công cộng tại các khu du lịch, Chủ tịch Tập đã khoanh vùng những khu vực nông thôn kém phát triển với mục tiêu xây nhà vệ sinh cho 85% hộ gia đình vào năm 2020 và 100% vào năm 2030.

    Hiện nay, người dân ở các làng quê Trung Quốc vẫn sử dụng hố xí tự hoại để dễ dàng thu gom chất thải làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Với họ, loại bồn cầu xả nước không những tốn kém chi phí mà còn làm mất đi nguồn nguyên liệu cho nông nghiệp. Thay đổi thói quen và truyền thống trong hàng thế kỷ để đổi lấy những lợi ích mới mẻ như vệ sinh hay an toàn bệnh truyền nhiễm có vẻ không dễ dàng.

    Hiện nay, Trung Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch xây dựng hệ thống quản lý các nhà vệ sinh chuyên nghiệp. Sau khi hoàn thiện 68.000 nhà vệ sinh mới tại các điểm du lịch và mục tiêu xây dựng thêm 64.000 công trình khác vào năm 2020, ông Tập Cận Bình cho biết sẽ sớm có chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và giao nhà vệ sinh cho các cơ quan tư nhân và chính quyền địa phương quản lý.

    Tháng 3/2018, thông báo tuyển người quản lý nhà vệ sinh tại tỉnh Hồ Bắc yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học đã thu hút nhiều bình luận trái chiều và mỉa mai. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cho rằng đây là điều kiện hợp lý phục vụ “công tác quản lý tài sản Nhà nước”.

    Thu Phương(Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuoc-cach-mang-nha-ve-sinh-cua-trung-quoc-dat-nhieu-thanh-cong-a227762.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan