+Aa-
    Zalo

    Đại công thần Thoại Ngọc Hầu và bản án sau khi chết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tại sao Thoại Ngọc Hầu và con cháu lại rơi vào cảnh huống đau lòng như vậy? Vì sao vua Minh Mạng cùng những vua kế nhiệm lại hành xử bất công với công thần của vương triều?

    (ĐSPL) - Tại sao Thoại Ngọc Hầu và con cháu lại rơi vào cảnh huống đau lòng như vậy? Vì sao vua Minh Mạng cùng những vua kế nhiệm lại hành xử bất công với công thần của vương triều?
    Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại (một số sách phiên âm chữ Thoại thành chữ Thụy), sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) tại làng An Hải, tổng An Lưu Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, dinh Quảng Nam (nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng).
    Do có công lớn với chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn, nên Nguyễn Văn Thoại được phong tước Thoại Ngọc Hầu. Cũng vì có công giúp triều Nguyễn trong việc "bảo hộ" Cao Miên, nên ông còn được gọi là Bảo hộ Thoại. Ngay cả cha mẹ ông là Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Thị Tuyết cũng được triều Nguyễn phong hầu.
    Vụ xử án Thoại Ngọc Hầu khi chết
    Tượng Thoại Ngọc Hầu tại lăng của ông.
    Mặc dù Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại là một đại công thần của triều Nguyễn, là người có rất nhiều công lao với đất nước trong việc khai phá đất đai miền sông Hậu, bảo vệ biên cương của Tổ quốc ở Châu Đốc, Hà Tiên; nhưng ngay sau khi được khâm liệm, ông bị triều Nguyễn giáng 5 phẩm hàm, con trưởng là Nguyễn Văn Tâm bị tước bỏ tập ấm, tất cả điền sản đều bị tịch thu, phát mãi. Về sau, Nguyễn Văn Tâm bỏ đi biệt tích, con thứ là Nguyễn Văn Minh cam phận sống cảnh dân dã, nghèo nàn.
    Tại sao Thoại Ngọc Hầu và con cháu lại rơi vào cảnh huống đau lòng như vậy? Vì sao vua Minh Mạng cùng những vua kế nhiệm lại hành xử bất công với công thần của vương triều? Thực hư việc xử án Thoại Ngọc Hầu ra sao? Đó là những băn khoăn xung quanh đoạn kết cuộc đời của nhân vật nổi tiếng này.
    Nguyên do là sau ngày Thoại Ngọc Hầu mất, quan Thị lang Tào Hình Bộ là Võ Du đi dò xét tình trạng dân Chân Lạp trở về đã báo cáo với quan Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt rằng Nguyễn Văn Thoại khi lĩnh chức Bảo hộ, ngày thường bắt dân Chân Lạp đi lấy gỗ táu đem nộp mà không cấp tiền và gạo, lại bắt dân Chân Lạp làm việc tu, sửa đắp đường cái, để đưa đám chôn cất vợ.
    Lê Văn Duyệt đem lời tố cáo ấy tâu lên triều đình, vua Minh Mạng ra lệnh tịch thu gia sản và giao cho Bộ Hình nghiêm trị. Khi bản án hoàn thành và được báo cáo lên, vua xuống chiếu truy giáng Thoại Ngọc Hầu 5 phẩm hàm, thu lại chức tập ấm của con, lại tịch thu cả gia sản đã cấp cho trước đó. Theo bản án, Thoại Ngọc Hầu từ hàm Tòng nhị phẩm bị giáng xuống hàm Tòng thất phẩm.
    Do bị mang án, nên vào tháng 7 năm Canh Dần (1830), quan cai quản Gia Định dâng sớ về triều xin cấp phu trông coi mộ quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thoại, vua Minh Mạng bảo Bộ Lễ rằng Nguyễn Văn Thoại được nhờ ơn nước giao cho che chở một phương, thế mà không biết giữ mình trong sạch, lại tha hồ vơ vét làm mất lòng nước Chân Lạp, thực là phụ lòng trông cậy của triều đình rất nhiều, không còn có công gì đáng xét, nên không cho.
    Có lẽ cảm thấy khép tội Thoại Ngọc Hầu như thế hơi nặng, nên vua Minh Mạng sai đình thần bàn xét lại án Thoại Ngọc Hầu. Tháng 5 năm Nhâm Thìn (1832), bản án hoàn thành, vua Minh Mạng xuống dụ nói rằng Nguyễn Văn Thoại được uỷ thác trọng trách bảo vệ biên cương mà không biết tuyên dương đức hoá, vỗ yên dân chúng ngoài biên, lại sinh sự nhiễu dân, gây nhiều điều tệ! Nếu còn sống thì vua cũng cứ giữ lòng chí công làm đúng hình pháp, chém đầu để bêu cho mọi người biết; nhưng do đã chết rồi, lại nghĩ ngày trước có công lao ở Vọng Các (Xiêm), nên chỉ truy giáng xuống hàm Chánh ngũ phẩm và đoạt lại chức tập ấm của con, duy các sắc tặng phong cha mẹ Nguyễn Văn Thoại được miễn thu hồi. Tang vật Nguyễn Văn Thoại đã sách nhiễu dân thì phải truy ra rồi lấy gia sản ấy mà truy cấp cho dân Chân Lạp.
    Với bản án xét lại này, Thoại Ngọc Hầu từ chỗ bị giáng xuống hàm Tòng thất phẩm được nâng lên hàm Chánh ngũ phẩm.
    Nghị án xong, vua Minh Mạng sai Lang trung Bộ Công là Lê Hựu đem sắc thư sang tuyên dụ vua Chân Lạp, cho biết việc quan Bảo hộ Nguyễn Văn Thoại quấy nhiễu dân đã bị triều đình trị tội, vua Chân Lạp nên kính cẩn giữ lễ, đừng bận lòng vì một quan chức hư hỏng. Nhưng vua Chân Lạp dâng biểu nói rõ năm trước có việc đi lấy gỗ táu đem nộp thì dân đã lĩnh tiền và gạo của Nhà nước do Thoại Ngọc Hầu cấp rồi, vậy không cần phải cấp thêm nữa.
    Nhờ biểu của Chân Lạp, vua Minh Mạng mới biết rõ thực hư chuyện Thoại Ngọc Hầu, liền xuống dụ cho Bộ Lễ rằng Võ Du vâng mệnh đi điều tra, không xét được đích xác nguyên uỷ, tự tiện về báo lại rất sai lệch, nên cách chức ngay rồi giao Bộ Hình bàn xử. Còn Nguyễn Văn Thoại dẫu không can dự vào chuyện đó, nhưng do sai dân Chân Lạp làm việc riêng, sửa mộ đắp đường, xét cũng đáng tội, nên cứ giữ nguyên án (!)
    Nhà vua còn lệnh rằng, Võ Du đi dò xét về báo không đúng sự thực thì phải bàn xét để trừng phạt ngay; còn các điều Nguyễn Văn Thoại đã phạm phải, nếu điều gì không có thì phải vì ông mà làm cho sáng tỏ, điều gì có thực thì cũng không coi nhẹ mà tha được. Tờ dụ của vua Minh Mạng gửi vào cho Gia Định thành cũng được sao chép thêm một bản để cấp cho con của Nguyễn Văn Thoại biết.
    Riêng Võ Du bị Bộ Hình xét xử chuyện vu cáo Thoại Ngọc Hầu và khép vào tội đồ, nhưng vua Minh Mạng lại đặc cách cho cách chức, phát phái đi Cam Lộ ở Quảng Trị để gắng sức làm việc chuộc tội.
    Luật xưa: Võ Du phạm tội vu khống người khác
    Võ Du đi dò xét về báo không đúng sự thực thì phải bàn xét để trừng phạt ngay; còn các điều Nguyễn Văn Thoại đã phạm phải, nếu điều gì không có thì phải vì ông mà làm cho sáng tỏ, điều gì có thực thì cũng không coi nhẹ mà tha được. Tờ dụ của vua Minh Mạng gửi vào cho Gia Định thành cũng được sao chép thêm một bản để cấp cho con của Nguyễn Văn Thoại biết.
    Riêng Võ Du bị Bộ Hình xét xử chuyện vu cáo Thoại Ngọc Hầu và khép vào tội đồ, nhưng vua Minh Mạng lại đặc cách cho cách chức, phát phái đi Cam Lộ ở Quảng Trị để gắng sức làm việc chuộc tội.
    Theo những diễn biến của vụ án thì Võ Du đã phạm vào Điều 122 BLHS về Tội vu khống: 1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ; e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.                                      
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-cong-than-thoai-ngoc-hau-va-ban-an-sau-khi-chet-a32202.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đàn anh của bà trùm Dung “Hà” sát gái cỡ nào?

    Đàn anh của bà trùm Dung “Hà” sát gái cỡ nào?

    (ĐSPL) - Trong giới giang hồ đất Cảng, Minh “sứt” được “lưu danh” là “đệ nhất” về mưu mô, tàn độc, chơi ngông... Nhưng ít người biết, ông trùm giang hồ đất Cảng cũng rất “sát” người đẹp.

    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    Những cái chết bí ẩn quanh hiện trường vụ thảm án xưa

    (ĐSPL) - Hai năm đã trôi qua, ngôi nhà sau vụ thảm án kinh hoàng của gia đình nạn nhân Đặng Thành Đ. giờ đã trở thành một đống hoang tàn đổ nát. Cũng từ ngôi nhà này rất nhiều câu chuyện rùng rợn được người dân kể lại, không biết thực hư ra sao nhưng mỗi lần ai đó nghe qua cũng phải giật mình kinh hãi.