+Aa-
    Zalo

    Danh mục chi phí thành lập công ty được hoạch toán năm 2021

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chủ doanh nghiệp, người được đại diện thực hiện thủ tục thành lập công ty phải chi trả các khoản phí như thuê văn phòng, thuê nhân viên, đóng lệ phí nhà nước,..

    Chủ doanh nghiệp, người được đại diện thực hiện thủ tục thành lập công ty phải chi trả các khoản phí như thuê văn phòng, thuê nhân viên, đóng lệ phí nhà nước,...Các khoản phí này có được hoạch toán vào chi phí hợp lý của công ty? Có được khấu trừ thuế GTGT?

    Chi phí thành lập công ty bao gồm các khoản phí chủ doanh nghiệp thay mặt công ty chi trả trước thành lập công ty và sau khi công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chuẩn bị kinh doanh. Do đó:

    1. Các khoản chi phí thường phải chi trả khi thành lập công ty

    Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, chủ doanh nghiệp thường phải chi trả các khoản phí sau

    Thứ nhất, là chi phí xác lập cơ sở để đăng ký thành lập công ty, bao gồm: Chi phí đặt cọc thuê văn phòng hoặc chi phí trả tiền thuê văn phòng trước khi đăng ký công ty; Chi phí thuê nhân sự có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện công ty dự định đăng ký; Chi phí thuê dịch vụ thành lập công ty hoặc chi phí trả cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty.

    Căn cứ Điều 18 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Người thành lập doanh nghiệp được ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.” Quy định này thay thế cho quy định về Hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp ở luật cũ có phần không phù hợp với thực tiễn. Theo quy định nói trên thì pháp luật đã ghi nhận sự hợp pháp của các hợp đồng phụ vụ cho thủ tục đăng ký doanh nghiệp, do đó các khoản chi phí nói trên cũng hợp pháp.

    Thứ hai, là các khoản lệ phí, phí trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bao gồm: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 100.000đ; Lệ phí đăng bố cáo thành lập mới doannh nghiệp: 100.000đ; Chi phí khắc dấu tròn công ty: 400.000đ; Các khoản phí, lệ phí này đều có hóa đơn ghi nhận tên doanh nghiệp nên cũng đương nhiên được tính là chi phí hợp lý.

    2. Chi phí trước thành lập công ty có được khấu trừ thuế GTGT không?

    Theo khoản 12 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế GTGT: "12. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dưới hình thức ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác mà hóa đơn mang tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền bao gồm các trường hợp sau đây: ... b) Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hóa, vật tư thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân được ủy quyền qua ngân hàng đối với những hóa đơn có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên."

    Như vậy, sau khi thành lập công ty thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với những hóa đơn phát sinh trước khi đăng ký doanh nghiệp. Tất nhiên chủ doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng để chi các khoản phí đã nêu ở mục 1 cần lưu ý các điều kiện để giao dịch hợp pháp bao gồm: (i) Người chi hộ phải được ủy quyền từ người đại diện pháp luật; (ii) Có hóa đơn GTGT đúng tên tổ chức, cá nhân được ủy quyền; (iii) Nếu hóa đơn > 20tr phải chuyển khoản.

    Chia sẻ của một thương nhân trẻ vừa thành lập công ty tại Hà Nội cho biết, hiện các chi phí được ghi nhận theo hóa đơn điện tử bao gồm cả lệ phí đăng ký doanh nghiệp và các khoản phí đối tác xuất cho công ty. Việc công ty chưa đi vào hoạt động, chưa có kế toán nên hình thức giao nhận hóa đơn nói trên rất thuận tiện nhưng khó cho các chủ doanh nghiệp mới thành lập công ty lần đầu tiên.

    3. Các chi phí khác có được trừ vào chi phí chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

    Căn cứ theo điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp: “1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

    Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hướng dẫn: “3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN.”

    4. Doanh nghiệp sau khi thành lập xong phải chi những khoản phí gì?

    Phân tích mở rộng vấn đề đang tư vấn, chúng tôi tổng hợp thêm những khoản phí sau đăng ký doanh nghiệp để các chủ doanh nghiệp dự toán được tổng chi phí phải bỏ khi đăng ký doanh nghiệp mới. Các khoản phí sau thành lập thường phát sinh cho việc kiện toàn các công cụ hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp, cụ thể: Chi phí đặt bảng hiệu công ty: 200.000đ (Rẻ nhất); Chi phí mua chữ ký ( Token)  số gói 1 năm: 1.530.000đ; Chi phí nộp ký quỹ tài khoản ngân hàng thường là : 1.000.000đ; Chi phí đặt mua hóa đơn điện tử thường là 350.000đ.

    Hiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên, nhưng tổng chi phí một chủ doanh nghiệp phải bỏ sẽ rơi vài khoảng 5 đến 6 triệu đồng để hoàn thành đăng ký một doanh nghiệp mới. Khoản phí trên không nhỏ, nhưng so với lợi ích của việc thành lập công ty đem lại thì rất đáng đầu tư.

    Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh dịch vụ thành lập công ty giá rẻ rất phát triển, trợ giúp nhanh và nhiệt tình cho các chủ doanh nghiệp sớm đi vào kinh doanh. Mức phí thành lập công ty giá rẻ trọn gói thấp nhất khoảng 1.000.000đ được Luật Trí Nam cung cấp uy tín với đánh giá hài lòng của đại đa số doanh nghiệp sử dụng.

    Thông tin liên hệ Công ty Luật Trí Nam

    Điện thoại: 0934.345.745 Email: [email protected]

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-muc-chi-phi-thanh-lap-cong-ty-duoc-hoach-toan-nam-2021-a362224.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan