+Aa-
    Zalo

    Danh tính thực sự của nữ trưởng phòng mượn bằng của chị Đắk Lắk

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Qua điều tra được biết, nữ trưởng phòng quản trị dùng bằng cấp 3 của chị thăng tiến có tên là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải Thảo như trước đó.

    Qua điều tra được biết, nữ trưởng phòng quản trị dùng bằng cấp 3 của chị thăng tiến có tên là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải Thảo như trước đó.

    Báo VietNamnet dẫn nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tối 8/10 cho biết, liên quan đến quy trình xác minh lý lịch kết nạp Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (Trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk), trong hồ sơ sinh hoạt Đảng, bà Ái Sa (tên thật là Thảo) khai gia đình có 11 anh chị em và không khai tên của mình.

    Cũng theo nguồn tin, bà Ái Sa khai, trong 11 anh chị em có chị gái Trần Thị Ngọc Ánh là Đảng viên công tác tại một trường mầm non trên địa bàn phường 4 (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

    Nữ trưởng phòng có tên "Trần Thị Ngọc Ái Sa", Trần Thị Ngọc Thêm, Trần Thị Ngọc Thảo là một người. Ảnh: PLO

    Quá trình xác minh lý lịch, chi bộ Phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã xác minh qua chi bộ của chị Ngọc Ánh.

    Sau đó, chi bộ trường mầm non nơi chị Ngọc Ánh công tác và Đảng ủy phường 4 xác nhận, chị Ngọc Ánh là Đảng viên.

    Do đó, chi bộ Phòng Quản trị đã sơ suất không đến Đảng ủy, nơi bố mẹ chị Ái Sa sinh sống để xác minh, dẫn đến sai sót.

    Về việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (nữ hộ sinh đang công tác tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng) tường trình, tên thật của nữ Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không phải tên Thảo. Nguồn tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk khẳng định, Trần Thị Ngọc Thêm, Trần Thị Ngọc Thảo hay “Trần Thị Ngọc Ái Sa” đều là một.

    “Qua làm việc, chị Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) thừa nhận là Trần Thị Ngọc Thảo. Hồi nhỏ, chị Thảo có tên cúng cơm là Trần Thị Ngọc Thêm. Tuy nhiên, từ nhỏ đến lớn, và hiện nay mọi người trong gia đình đều gọi là Trần Thị Ngọc Thảo”, nguồn tin cho hay.

    Liên quan đến vụ việc, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc bệnh viện đa khoa Lâm Đồng xác nhận tại bệnh viện có nữ hộ sinh tên Trần Thị Ngọc Ái Sa, người này đang xin nghỉ và vẫn chưa đi làm trở lại.

    “Bà Ái Sa có người em gái kề tên là Trần Thị Ngọc Thêm chứ không có em gái nào tên Thảo trong hồ sơ. Bà Thêm sinh năm 1975, ở phường 2, TP Đà Lạt, người này làm tự do. Bà Ái Sa có 12 anh chị em, kể cả bà Sa” ông Tiến thông tin.

    Trong tờ trình của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa cũng thể hiện rõ, bà không có người anh chị nào tên Trần Thị Ngọc Thảo. “Tên thật của em tôi là Trần Thị Ngọc Thêm, sinh năm 1975. Tôi không cho em tôi mượn bằng tốt nghiệp. Việc em gái tôi lấy sử dụng bằng cấp ba của tôi không biết. Về phần xác minh lý lịch vào Đảng của em tôi, bản thân tôi cũng không hay biết” trong bản tường trình của của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa nêu rõ.

    Trước đó, nữ trưởng phòng Quản trị - Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk bị tố cáo là sử dụng bằng tốt nghiệp của chị gái để học trung cấp, đại học từ xa ở Đà Nẵng, học lên thạc sỹ. Người này đã khai không đúng lí lịch về số anh chị em. Bà này đã xin nghỉ việc nhưng chưa được vì đang bị xem xét kỷ luật.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-tinh-thuc-su-cua-nu-truong-phong-muon-bang-cua-chi-dak-lak-a296211.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan