+Aa-
    Zalo

    Điểm mặt loạt dự án giao thông chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư

    (ĐS&PL) - Với tổng kế hoạch vốn năm 2023 Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao khoảng 95.222 tỷ đồng, ngay từ đầu năm nay, Bộ GTVT đã xác định đường găng để giải ngân theo từng tháng. Tuy nhiên, một số dự án giao thông vẫn có tiến độ giải ngân chậm và chưa đạt kế hoạch đề ra.

    Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), tiến độ giải ngân đến hết tháng 8/2023 đạt 95% so với kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký. So với cùng kỳ năm 2022, kết quả giải ngân cao gấp 2,2 lần về giá trị và cao hơn 12% về tỷ lệ (hết tháng 8/2022, Bộ GTVT giải ngân khoảng 22.263 tỷ đồng, đạt khoảng 40% kế hoạch).

    Giá trị giải ngân 8 tháng qua tập trung ở các dự án cao tốc Bắc - Nam, đạt hơn 36.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 73,7% giá trị giải ngân của cả Bộ Giao thông vận tải.

    Bên cạnh đó, các dự án quan trọng, cấp bách giải ngân 547 tỷ đồng, đạt hơn 34% kế hoạch năm và 60% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký.

    Các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 giải ngân 9.482/17.536 tỷ đồng, đạt 54% kế hoạch năm và 98% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký (9.482/9.703 tỷ đồng). Một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như: đoạn Cam Lộ - La Sơn của Ban QLDA Hồ Chí Minh đạt 43%; 2 dự án của Ban QLDA6 (đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu đạt 81%, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đạt 89%).

    Nguyên nhân chậm tiến độ do chậm thực hiện thủ tục hoàn công, thanh toán, toán quyết tại các dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác (dự án Cam Lộ - La Sơn), năng lực các nhà đầu tư thực hiện các dự án PPP chưa đáp ứng yêu cầu (dự án Diễn Châu - Bãi Vọt).

    diem mat loat du an giao thong cham tien do giai ngan von dau tu
    Năm 2023, Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ giao tổng kế hoạch vốn đầu tư công hơn 95.200 tỷ đồng

    Các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 giải ngân 26.766/45.474 tỷ đồng, đạt 59% kế hoạch năm và 93% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký (26.766/28.772 tỷ đồng). Một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như 2 dự án của Ban Thăng Long (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi đạt 84%, đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng đạt 77%); đoạn Chí Thạnh - Vân Phong của Ban QLDA 7 đạt 83%; đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn của Ban QLDA 2 đạt 84%; đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh của Ban QLDA 85 đạt 85%.

    Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của các dự án do giải ngân cho công tác GPMB chậm (theo báo cáo đến nay đã bàn giao được 90% mặt bằng, tuy nhiên năm 2023 mới giải ngân 7.014/14.858 đạt 47% kế hoạch, trong tháng 8 chỉ giải ngân đạt hơn 200 tỷ đồng); thời tiết không thuận lợi, tiến độ bàn giao mỏ vật liệu cho nhà thầu thi công của các địa phương chưa đáp ứng yêu cầu.

    Các dự án ODA giao thông giải ngân 5.055/7.805 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch năm và 99% kế hoạch giải ngân các chủ đầu tư đăng ký (5.055/5.140 tỷ đồng).

    Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của các dự án do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (dự án kết nối phía Bắc, cầu yếu, kết nối Tây Nguyên), xử lý đất yếu chậm ảnh hưởng tới tiến độ thi công (dự án Quốc lộ 91), năng lực nhà thầu yếu (Quốc lộ 91, kết nối Tây Nguyên).

    Các dự án quan trọng, cấp bách giải ngân 547/1.592 tỷ đồng, đạt 34,4% kế hoạch năm và 60% kế hoạch các chủ đầu tư đăng ký (547/910 tỷ đồng).

    Một số dự án giải ngân chậm so với kế hoạch đăng ký như dự án công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh của Ban Quản lý dự án (QLDA) đường sắt đạt 15% kế hoạch đăng ký; dự án gia cố hầm yếu đoạn Vinh - Nha Trang của Ban QLDA 85 đạt 53% kế hoạch đăng ký; dự án đường nối Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Pháp Vân - Cầu Giẽ do Sở GTVT Hưng Yên là chủ đầu tư đạt 45% so với kế hoạch đăng ký; dự án đường nối Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Pháp Vân - Cầu Giẽ do Sở GTVT Hà Nam là chủ đầu tư đạt 14% so với kế hoạch đăng ký.

    Nguyên nhân chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đường sắt (dự án công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, dự án hầm yếu đoạn Vinh - Nha Trang).

    Một số dự án do Sở GTVT là chủ đầu tư tiến độ thi công, giải ngân chậm. Nhóm dự án này có tỷ lệ giải ngân thấp nhất (35%) do phần lớn số vốn sẽ được giải ngân vào các tháng cuối năm, tập trung tại các nhóm dự án đang chuẩn bị khởi công hoặc mới khởi công (Quốc lộ 8C; Quốc lộ 2, tránh Đông Hà; dự án tĩnh không cầu; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột...), các dự án thực hiện các thủ tục hoàn ứng vốn kế hoạch (các dự án VEC), các dự án trả nợ BT (Quốc lộ 20, La Sơn - Túy Loan).

    XEM THÊM: Thi công xuyên lễ đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

    Theo kế hoạch, các chủ đầu tư, Ban QLDA đăng ký tháng 9 giải ngân khoảng 7.439 tỷ đồng, trong đó có 4 ban quản lý dự án đăng ký kế hoạch giải ngân lớn, cần tập trung chỉ đạo thực hiện gồm Ban QLDA 85 đăng ký 1.403 tỷ đồng, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đăng ký 1.399 tỷ đồng, Ban QLDA 7 đăng ký 1.377 tỷ đồng; Ban QLDA Mỹ Thuận đăng ký 887 tỷ đồng.

    Để hoàn thành mục tiêu giải ngân cả năm, trong các tháng cuối năm, các Chủ đầu tư/Ban QLDA ngoài việc hoàn thành kế hoạch giải ngân từng tháng cần phải có giải pháp đẩy mạnh giải ngân để bù phần bị chậm trong 8 tháng đầu năm (khoảng 3.000 tỷ đồng).

    Nguyễn Lâm

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/diem-mat-loat-du-an-giao-thong-cham-tien-do-giai-ngan-von-dau-tu-a590028.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan