+Aa-
    Zalo

    Hành trình nhiều thập kỷ đi tìm hung thủ sát hại nữ nhân viên văn phòng

    (ĐS&PL) - Công cuộc truy tìm hung thủ gây án đã từng rơi vào bế tắc khi hầu hết các đối tượng tình nghi đều chứng minh được mình không liên quan đến vụ án, khi mọi dấu vết tại hiện trường đều không trùng khớp.

    hanh trinh nhieu thap ky di tim hung thu gay ra cai chet cho nu nhan vien van phong
    Nam sinh Robert Van Wisse.

    Cuộc hôn nhân căng thẳng

    Một trong những nghi phạm đầu tiên trong cái chết của người phụ nữ 22 tuổi Laurie Stout mà các nhà điều tra xem xét là chồng cô - Gary Stout. Gary đã chạy tới tòa nhà để tìm vợ vào buổi sáng người ta tìm thấy thi thể, khi anh phát hiện cô cả đêm không về nhà.

    Gary là một cựu binh cũng từng làm việc trong tòa nhà văn phòng này. Người đàn ông cho biết vào thời điểm xảy ra vụ án mạng, anh đang ở nhà cùng cô con gái nhỏ của hai vợ chồng.

    Các nhà điều tra sau đó biết được rằng trước khi Laurie qua đời, cuộc hôn nhân của họ đang khá căng thẳng. Laurie đã phải tá túc tại nhà chị gái sau cuộc cãi vã diễn ra không lâu trước khi cô qua đời.

    Gary còn thú nhận có mối quan hệ ngoài luồng khi đang đóng quân ở nước ngoài. Người đàn ông này khai với cơ quan chức năng rằng anh ta thậm chí đã cân nhắc đến việc ly hôn vợ. Dù vậy, Gary cuối cùng quyết định vẫn tiếp tục cuộc hôn nhân, nhưng cũng nói thêm rằng vào lần cuối nhìn thấy Laurie, hai người một lần nữa lại cãi nhau trước khi cô đi làm.

    Mặc dù phải mất nhiều năm sau đó công nghệ phân tích ADN mới phát triển nhưng cơ quan chức năng vẫn lấy được mẫu từ vụ tấn công tình dục của Laurie và sử dụng kháng nguyên nhóm máu để thu hẹp phạm vi nghi phạm tiềm năng.

    Vụ án bế tắc

    Người thân của Laurie tin rằng Gary chính là kẻ giết người. Tuy nhiên, Gary tỏ ra hợp tác với cảnh sát và đồng ý cung cấp mẫu máu cũng như dấu vân tay của anh.

    Đối chiếu với mẫu máu, dấu vân tay ở hiện trường án mạng, nhóm điều tra thấy chúng không trùng khớp. Tuy vậy cảnh sát không thể đối chiếu tinh dịch của hung thủ với tinh dịch của Gary. Người đàn ông này lại vượt qua cuộc kiểm tra nói dối và không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào liên kết anh với tội ác. Vì thế, cảnh sát đã thả Gary đi.

    Để tiếp tục tìm kiếm nghi phạm, các nhà điều tra tập trung vào những nhân viên có quyền ra vào tòa nhà. Nhưng thời điểm Laurie bị giết, Đại học Texas đã tổ chức cho sinh viên tới đây đăng ký. Việc quá nhiều người có thể tiếp cận được hiện trường đã gây khó khăn cho cảnh sát. Họ yêu cầu những nam giới vào tòa nhà sau 12h ngày 19/9/1983 cung cấp dấu vân tay.

    Nhóm điều tra cuối cùng đã tìm được dấu vân tay trùng khớp với mẫu trên cửa phòng vệ sinh và cửa thoát hiểm. Đó là của Robert Van Wisse, một nam sinh viên 18 tuổi.

    Robert thừa nhận cậu đã vào phòng vệ sinh và đi qua cửa thoát hiểm sau 12h15 sáng 19/9/1983. Nam sinh này cho biết tới văn phòng khoa để đăng ký lớp học, nhưng khẳng định mình không giết Laurie. Hai nhân viên của tòa nhà cũng xác nhận đã nhìn thấy Robert rời khỏi tòa nhà.

    Robert là con trai của một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng trong thành phố. Nam sinh này đồng ý cung cấp mẫu máu. Nó không khớp với loại máu ở hiện trường án mạng.

    Các thám tử cũng xem xét khả năng tội ác có thể được thực hiện bởi một kẻ giết người đã bị kết án. Vào đêm  Laurie bị giết, kẻ này cũng có mặt ở thành phố Austin và đã cố gắng bóp cổ một người phụ nữ. Nạn nhân may mắn sống sót sau vụ tấn công. Tuy nhiên một lần nữa, dấu vân tay và mẫu máu đã loại trừ khả năng anh ta là nghi phạm trong cái chết của Laurie.

    Trong nhiều năm, vụ án rơi vào bế tắc cho đến năm 1992.

    (Còn nữa)

    Đàm Anh (Theo Oxygen, CBS News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hanh-trinh-nhieu-thap-ky-di-tim-hung-thu-sat-hai-nu-nhan-vien-van-phong-a590227.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan