+Aa-
    Zalo

    Hé lộ căn bệnh khiến cung nữ khi rời khỏi Tử Cấm Thành đều không lấy được chồng

    (ĐS&PL) - Những cung nữ sau khi rời khỏi Tử Cấm Thành, ít ai muốn kết hôn với họ, ngoại trừ các phú hộ nhà giàu thuê về tiếp tục làm hạ nhân.

    Trong hoàng cung Trung Quốc thời phong kiến, công việc của các cung nữ tương đối nhẹ nhàng. Ngoài việc phục vụ Hoàng đế, các cung nữ còn có cơ hội trở thành phi tần hoặc thê thiếp. Do đó, trong hậu cung của triều đình Thanh, có một quy tắc không thể phá vỡ là không được phép tát vào mặt cung nữ.

    Các cung nữ khi mới vào cung thường được dạy dỗ về cách ứng xử và làm việc. Nếu họ không làm tốt hoặc học kém, có thể bị trừng phạt bằng cách đánh hoặc quỳ. Cuộc sống trong cung của các cung nữ khá nhàm chán, hoạt động của họ bị hạn chế tối đa và không được tự do đi lại.

    Cung nữ phải phục vụ chủ nhân của mình tất tần tật mọi thứ, từ chải đầu tới bưng nước, phải giả vờ vui buồn tùy theo sắc mặt của chủ. Cung nữ luôn đứng túc trực bên cạnh chủ nhân hàng tiếng đồng hồ, phải thức đêm canh cho chủ nhân ngủ. Sự canh gác của cung nữ chính là phòng tuyến cuối cùng thông báo nếu có kẻ gian xâm nhập lúc nữa đêm.

    Ngoài ra, thời gian phục vụ của cung nữ thường ngắn hơn thái giám. Họ có thể rời cung sau 10 năm làm việc, khoảng 25 tuổi có thể quay trở về nhà để kết hôn với người khác, tuy nhiên, trên thực tế, ít ai có thể lấy được chồng.

    he lo can benh khien cung nu khi roi khoi tu cam thanh deu khong lay duoc chong3
    Cung nữ khi rời khỏi Tử Cấm Thành đều khó lấy chồng.

    Thông thường, 25 là độ tuổi khá lý tưởng để kết hôn, tại sao những cung nữ này sau khi rời cung lại không tìm được chồng?

    Bị nam giới nhà giàu chê còn chưa nói, ngay cả đàn ông thô kệch và nông dân cũng không muốn kết hôn với họ. Về nguyên nhân của vấn đề này, Phổ Nghi từng nói trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi".

    Theo Phổ Nghi, mặc dù công việc của những cung nữ này không nặng nhọc như các thái giám nhưng cuộc sống hàng ngày của họ rất nhàm chán, nếu không phải bận bịu phục vụ chủ tử thì ngoài ra không còn gì khác để nói.

    Sống trong cung, cung nữ phải kiêng quan hệ tình dục, hàng ngày phải hầu hạ người khác, không được phạm sai lầm, không được xúc phạm bất cứ ai trong cung, nếu không sẽ bị phạt nặng, thậm chí là mất mạng.

    Trong hoàn cảnh đó, nhiều cung nữ mắc phải một căn bệnh - chứng uất, trong Đông y thường gọi là huyết ứ.

    he lo can benh khien cung nu khi roi khoi tu cam thanh deu khong lay duoc chong2
    Nhiều cung nữ mắc phải một căn bệnh chứng uất.

    Có lẽ nhiều người chưa nghe nói đến chứng bệnh này, nói đơn giản thì đó chính là suy nhược cơ thể. Sở dĩ những cung nữ này mắc phải căn bệnh này hoàn toàn là do trong cung không ăn uống đúng giờ đủ bữa, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng quá mức, mỗi ngày sống dưới áp lực lớn. Bệnh huyết ứ tuy có thể chữa khỏi nhưng lại tốn rất nhiều tiền. Do đó, cung nữ dẫu biết thân thể mình không được khỏe nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài chịu đựng.

    Nam giới thời bấy giờ ít người đồng ý cưới cô gái từng làm cung nữ trong cung là vì sợ họ không thể sinh con hoặc đứa nhỏ sinh ra bị chết yểu.

    he lo can benh khien cung nu khi roi khoi tu cam thanh deu khong lay duoc chong
    Do hầu hạ người khác nên sức khỏe các cung nữ bị ảnh hưởng rất nhiều.

    Trong thời kỳ phong kiến, địa vị của phụ nữ rất thấp. Một khi họ đã nhập gia thì nhiệm vụ quan trọng nhất là sinh con trai để duy trì dòng họ, và nếu không thể sinh con trai, phụ nữ thường bị xem là có lỗi. Người chồng có thể lấy nhiều vợ để có nhiều con cháu để bảo đảm sự giàu có và quyền lực.

    Thêm vào đó, vì sức khỏe không đảm bảo, việc lấy cung nữ làm vợ cũng không đem lại nhiều lợi ích cho gia đình, nên việc không cưới còn được coi là lựa chọn hợp lý hơn.

    Công chúa Đức Linh - người được Từ Hi Thái hậu quý mến, đã từng nói rằng hầu hết các cung nữ trong cung đều gặp vấn đề với sức khỏe, và họ trông đều mệt mỏi và không biết phải làm gì khi rời khỏi cung. Bà biết rõ rằng số phận của họ sau khi rời cung thường rất bi thảm.

    Phương Linh (T/h)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/he-lo-can-benh-khien-cung-nu-khi-roi-khoi-tu-cam-thanh-deu-khong-lay-duoc-chong-a595580.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan