+Aa-
    Zalo

    “Hố tử thần” xuất hiện ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chiều tối hôm 30/11, một “hố tử thần” rộng gần 1 m, sâu 15 cm xuất hiện ở cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM)...

    (ĐSPL) - Chiều tối hôm 30/11, một “hố tử thần” rộng gần 1 m, sâu 15 cm xuất hiện ở cửa ngõ vào sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), khiến các phương tiện lưu thông gặp nhiều khó khăn.

    Do miệng hố chỉ được che chắn sơ sài bằng những nhánh cây nên nhiều người đã không quan sát kịp, bị té ngã khi vấp vào hố này, VOV đưa tin.

     “Hố tử thần” xuất hiện tại gần ngã 3 Phan Đình Giót – Phổ Quang, quận Tân Bình là tuyến đường dẫn vào sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Tại hiện trường, chiếc hố này rộng gần 1m2, sâu chưa đến 20 cm, bị sụt lún có thể bị mở rộng thêm ra khi các phương tiện có trọng tải lớn chạy ngang qua.

    Một phụ nữ đi xe máy vấp phải hố, té ngã - Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

    Tri Trực Tuyến dẫn lời người dân xung quanh cho hay, hàng chục người đi đường do mưa hắt vào mặt khiến tầm nhìn hạn chế đã cho xe chạy vào hố trên. Một số người điều khiển xe máy bị sụp mạnh nhưng tay lái cứng đã vượt qua được nhưng nhiều người khác té ngã ra đường.

    Ông Nguyễn Văn Hiếu (30 tuổi) cho biết cái hố này xuất hiện ngày hôm qua, nhưng còn rất nhỏ. Chiều hôm nay trời mưa lớn nên có thể miệng hố bị nước xói mòn, mở rộng ra.

    “Nhiều người té lắm nhưng may không có ôtô chạy phía sau. Tôi cùng nhiều người phải tìm một số vật dụng trám vào để ra hiệu cho người đi đường tránh”, ông Hiếu thông tin.

    Khu quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ cử người xuống kiểm tra và khắc phục sự cố ngay trong tối nay.

    Theo ghi nhận của báo An Ninh Thủ Đô, đến 20h hôm 30/11, lực lượng chức năng vẫn chưa có mặt để khắc phục sự cố. Trong khi đó người đi đường lưu thông qua đoạn này tiềm ẩn tai nạn rất cao.

    Điều 16. Theo dõi, cập nhật tình trạng hư hỏng, xuống cấp công trình đường bộ (Thông tư Số: 52/2013/TT-BGTVT)

    1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ:

    a) Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất và đánh giá tình trạng hư hỏng, xuống cấp của công trình;

    b) Kiểm tra, giám sát đôn đốc nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;

    c) Cập nhật, tổng hợp tình hình hư hỏng các công trình thuộc phạm vi quản lý để xây dựng kế hoạch bảo trì, báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức sửa chữa, khắc phục hư hỏng để đảm bảo giao thông đường bộ an toàn, thông suốt.

    2. Trách nhiệm của nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình:

    a) Theo dõi thường xuyên và cập nhật tình trạng chất lượng các công trình được giao quản lý, kịp thời phát hiện các hiện tượng hư hỏng, xuống cấp của công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    b) Lập báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý, bảo dưỡng; báo cáo đột xuất khi xuất hiện hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình;

    c) Thực hiện các công việc khác theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì và quy trình bảo trì công trình đường bộ.

    3. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng thực hiện trách nhiệm như quy định đối với cơ quan quản lý đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này đối với công trình đường bộ do mình quản lý.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ho-tu-than-xuat-hien-o-cua-ngo-san-bay-tan-son-nhat-a172344.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan