+Aa-
    Zalo

    Hơn 225.000 nhân khẩu ở TP.HCM vắng mặt, không xác định được nơi ở hiện tại

    (ĐS&PL) - Công an TP.HCM đề nghị người dân chấp hành đúng nghĩa vụ công dân về đăng ký cư trú để không bị xóa đăng ký thường trú.

    Theo thông tin trên báo Pháp Luật TP.HCM, Thiếu tướng Trần Đức Tài - Phó Giám đốc Công an TP.HCM đã có văn bản gửi lãnh đạo các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, TP.Thủ Đức về nội dung xóa đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú. Văn bản này cũng được cung cấp ở buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 12/10.

    Công an TP.HCM cho hay, công tác quản lý cư trú tại địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt từ sau khi triển khai Luật Cư trú và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh, xác thực điện tử, chuyển đổi số quốc gia.

    Thế nhưng, qua công tác quản lý cư trú trên địa bàn, toàn TP.HCM hiện đang có 225.686 nhân khẩu vắng mặt không xác định được nơi ở hiện tại.

    hon 225000 nhan khau o tphcm vang mat khong xac dinh duoc noi o hien tai1
    Công an phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cấp CCCD cho người dân. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

    Để không bị xóa đăng ký thường trú, Công an TP.HCM đề nghị người dân chấp hành đúng nghĩa vụ công dân về đăng ký cư trú. Khi có thay đổi về nơi sinh sống, công dân cần đến công an phường, xã, thị trấn tại nơi sinh sống để đăng ký cư trú.

    Công dân vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên phải đến cơ quan công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú để khai báo tạm vắng, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới.

    Liên quan đến kết quả cấp căn cước công dân và định danh điện tử, báo Dân Trí đưa tin tính đến ngày 8/10, toàn địa bàn đã nhận hơn 7,5 triệu hồ sơ đăng ký cấp căn cước công dân gắn chip và đã cấp hơn 6,5 triệu căn cước.

    Bên cạnh đó, TP.HCM thu nhận hơn hơn 5,7 triệu hồ sơ cấp tài khoản định danh mức 1 và mức 2. Qua đó, hơn 4,8 triệu hồ sơ tài khoản định danh điện tử đã được cấp và hơn 3 triệu hồ sơ đã được kích hoạt.

    Theo thông tin từ Công an TP.HCM, thời gian qua, cơ quan này ghi nhận tình trạng các đối tượng giả danh cơ quan công an gọi điện thoại cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID giả, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Lợi dụng sự không hiểu biết của người dân, các đối tượng gửi đường link giả mạo qua ứng dụng chat trực tuyến.

    XEM THÊM: Người dân đổ xô đi đổi bằng lái xe mới, Sở GTVT TP.HCM nói gì?

    hon 225000 nhan khau o tphcm vang mat khong xac dinh duoc noi o hien tai
    Tính đến ngày 8/10, toàn TP.HCM đã nhận hơn 7,5 triệu hồ sơ đăng ký cấp căn cước công dân gắn chip và đã cấp hơn 6,5 triệu căn cước. Ảnh minh họa: Dân Trí

    Ứng dụng VNeID giả có giao diện giống hệt ứng dụng thật. Sau khi cài đặt ứng dụng VNeID giả, các đối tượng sẽ kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng của người dân và thực hiện lệnh chuyển tiền, chiếm đoạt tài sản.

    Vậy nên, người dân cần cảnh giác đối với các phương thức, thủ đoạn lừa đảo gọi điện giả danh công an, viện kiểm sát, tòa án nhằm chiếm đoạt tài sản. Lực lượng công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân, không hướng dẫn qua điện thoại.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/hon-225-000-nhan-khau-o-tp-hcm-vang-mat-khong-xac-dinh-duoc-noi-o-hien-tai-a595013.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan