+Aa-
    Zalo

    HTX Vân Đài có dấu hiệu mạo danh Học viện Nông nghiệp Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù chưa được sự đồng thuận bằng văn bản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thế nhưng trang Facebook có tên HTX Vân Đài đã sử dụng nhiều hình ảnh cho thấy sự phối hợp với Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm (thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) để bán các sản phẩm liên quan về tảo và dược liệu.

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam không ủy quyền cho đơn vị trực thuộc

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam là trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có bề dày trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức mới về nông nghiệp,... Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam còn tổ chức nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ sinh học Vi tảo và Dược mỹ phẩm.

    Thời gian qua trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều chiêu trò lừa đảo, ăn theo uy tín của các cơ quan Nhà nước, các Trường đại học, Viện nghiên cứu, đào tạo… với mục đích trục lợi. Từ việc gọi điện, nhắn tin mạo danh, tinh vi hơn là sử dụng sức mạnh của mạng xã hội thông qua các fanpage, tài khoản có gắn kèm logo, hình ảnh, thậm chí cả những chứng nhận giả mạo thương hiệu sản phẩm chuẩn để tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng.

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng là một trong những đơn vị “chịu trận” trước rất nhiều thông tin mạo danh như vậy. Phía Học viện đã gặp nhiều phiền phức vì bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng tên tuổi, uy tín để kinh doanh cả trên mạng lẫn bên ngoài.

    1
    2
    3
    4
    Ảnh chụp màn hình một số đơn vị/cá nhân đang sử dụng thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam không thuộc quản lý hoặc đối tác của Học viện.
    7
    Hình ảnh trên Facebook có tên HTX Dược liệu Vân Đài đăng tải lễ khai trương HTX còn cho thấy, phần băng rôn in rõ HTX Dược liệu Vân Đài, thuộc Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm. (Ảnh chụp màn hình).

    Điển hình là trường hợp gần đây, một số trang mạng xã hội mang tên Hợp tác xã (HTX) Dược liệu Vân Đài (xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) lấy tên và hình ảnh của Viện Nghiên cứu Vi tảo và Dược mỹ phẩm để quảng cáo bán các sản phẩm liên quan về tảo và các loại dược liệu. Trong khi đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chưa biết đến sự “phối hợp” này.

    8

    Quảng cáo về công dụng của sản phẩm trên trang Facbook có tên HTX Dược liệu Vân Đài.

    Theo ghi nhận của PV, trang Facebook có tên: HTX Dược liệu Vân Đài đã sử dụng hình ảnh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm ảnh đại diện. Bên cạnh đó, Facebook này liên tục đăng tải nhiều bài viết với quảng cáo bán một số sản phẩm như Dầu xoa bóp xương khớp Vân Đài, tảo xoắn spirulina VNUA 03, tảo xoắn ngũ cốc spirulina, thực dưỡng giảm cân S - Slim,... Các sản phẩm trên đều được trang Facebook này quảng cáo gắn liền với thương hiệu, hình ảnh của Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm.

    9

    Đăng kèm thông tin về sản phẩm, Facebook có tên HTX Dược liệu Vân Đài còn ghi rõ “độc quyền về chất xám bởi các nhà khoa học, Học viện NNVN).

    Không chỉ trên nền tảng mạng xã hội, ghi nhận của PV tại địa chỉ trụ sở, HTX Dược liệu Vân Đài đang sử dụng tên thương hiệu, hình ảnh của Học viện Nông nghiệp Việt Nam ghi trên biển hiệu của Hợp tác xã. Tại khu trồng dược liệu và trưng bày sản phẩm, các tấm biển cũng thể hiện rõ có tên Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm.

    hieuunganhcom654f12ea0a248

    Trên biển hiệu của HTX Vân Đài thể hiện rõ về sở hữu thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Ngoài ra, HTX Dược liệu Vân Đài đã cho ra thị trường rất nhiều dòng sản phẩm mà trên bao bì, nhãn vỏ đều thể hiện thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm là Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm và ghi dòng chữ: “Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Học viện Nông nghiệp Việt Nam”. Điển hình như dòng sản phẩm hộp Đông trùng hạ thảo (loại VNUA nuôi bằng tảo xoắn Spirulina).

    hieuunganhcom654f134eb4b3e

     

    40340150913206222319182461412350056224076866n
    Theo lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị này chưa từng có sự đồng ý cho phía HTX Dược liệu Vân Đài sử dụng tên và hình ảnh để giới thiệu về sản phẩm.

    Đáng nói, trong lễ khai trương HTX Dược liệu Vân Đài và Văn phòng trưng bày giới thiệu sản phẩm gần đây, còn có một số thông tin về việc HTX Dược liệu Vân Đài phối hợp với Viện Nghiên cứu vi tảo và dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, mọi sự phối kết hợp của các đơn vị trực thuộc đều cần phải được Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng thuận bằng văn bản thì mới là hợp pháp.

    Để có thông tin đa chiều, PV tạp chí Đời sống và Pháp luật đã tìm đến địa chỉ HTX Vân Đài ghi nhận. Tại đây, ông Đặng Quang Chiêm - Chủ nhiệm HTX Vân Đài nói “không biết” về việc sản phẩm có sử dụng thông tin của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Khi PV đề cập đến một số dấu hiệu vi phạm về Luật Sở hữu trí tuệ và quy định trong sử dụng nhãn hiệu của HTX Vân Đài, ông Chiêm nói: “Nếu vậy thì tôi sẽ cho gỡ đi, vì tôi cũng không biết như thế là vi phạm”.

    Được biết, mới đây nhất vào ngày 7/11, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có văn bản số 2054/HVN-CTCT&CTSV đề nghị hợp tác kiểm tra về việc sử dụng nhãn hiệu của Học viện này gửi tới Ban lãnh đạo Hợp tác xã Dược liệu Vân Đài.

    Văn bản nêu rõ: “Trong phạm vi quản lý của Hợp tác xã Dược liệu Vân Đài đã xảy ra việc sử dụng dấu hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ độc quyền của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

    Hành vi sử dụng nhãn hiệu này có dấu hiệu cấu thành các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ và quy định sử dụng nhãn hiệu, có nguy cơ gây thiệt hại trực tiếp cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

    Đề nghị Hợp tác xã Dược liệu Vân Đài rà soát nội bộ về tình trạng sử dụng nhãn hiệu có chứa yếu tố xâm phạm nhãn hiệu trong phạm vi quản lý của mình, gửi thông báo về kết quả rà soát và cam kết không tiếp tục sử dụng nhãn hiệu khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.

    Dấu hiệu vi phạm về Luật sở hữu trí tuệ và Quy định sử dụng nhãn hiệu

    Nhãn hiệu là một trong những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật quốc gia và quốc tế quan tâm bảo hộ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, các hành vi xâm phạm nhãn hiệu đang ngày càng gia tăng. Điều này gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được bảo hộ.

    Liên quan đến những thông tin về HTX Dược liệu Vân Đài như đã nêu, luật sư Dương Văn Phúc, Công ty Luật FDVN cho rằng: “Nếu phía HTX Dược liệu Vân Đài không chứng minh được cơ sở pháp lý hay văn bản chấp thuận nào của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho việc sử dụng nhãn hiệu của Học viện như vậy, thì các hành vi trên đang có dấu hiệu vi phạm về Luật sở hữu trí tuệ và Quy định sử dụng nhãn hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam”.

    Luật sư Phúc phân tích thêm: “Thực tế cho thấy nhiều tổ chức, cá nhân vì mục đích thu lợi bất chính hoặc làm giảm uy tín để cạnh tranh không lành mạnh mà xâm phạm nghiêm trọng đến nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân khác đã được đăng ký bảo hộ thông qua hành vi giả mạo nhãn hiệu đó. Đây là hành vi vi pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa sẽ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Cá nhân chỉ nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu các đối tượng Sở hữu công nghiệp để tăng lợi nhuận kinh doanh chứ không nhằm lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm thì sẽ bị xử lý về Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp; còn nếu hành vi giả mạo đồng thời nhằm mục đích lợi dụng uy tín thương mại của chủ sở hữu hợp pháp các đối tượng quyền Sở hữu công nghiệp và lừa gạt người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa thì xử lý về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.

    “Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền lên đến 50 triệu đồng hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù hoặc Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp với mức phạt cao nhất là 03 năm tù”, vị luật sư nhấn mạnh./

    Thuận Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/htx-van-dai-co-dau-hieu-mao-danh-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-a599048.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan