+Aa-
    Zalo

    Hướng dẫn xin cấp giấy phép lao động cho giám đốc công ty

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Quy định về thuê người nước ngoài làm giám đốc công ty có gì mới? Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm giám đốc công ty nhanh và đơn giản nhất.

    Hiện nay việc doanh nghiệp thuê người nước ngoài làm giám đốc công ty rất phố biến, bởi họ là người có quan hệ rộng, giỏi ngoại ngữ, có tầm nhìn tốt nên thực hiện việc điều hành và phát triển kinh doanh rất tốt. Theo quy định về quản lý lao động nước ngoài hiện nay, công ty sử dụng Giám đốc là người nước ngoài sẽ phải thực hiện các thủ tục về cấp giấy phép lao động trước khi giao kết hợp đồng lao động. Thủ tục này thực hiện như sau:

    Căn cứ theo Điều 154 Bộ luật lao động 2019, được hướng dẫn bởi nghị định 152/2020/NĐ-CP thì công ty khi thuê người nước ngoài làm Giám đốc không phải xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài khi: Thứ nhất, người nước ngoài được công ty mẹ điều động sang Việt Nam điều hành công ty con (Khoản 3 Điều 7 nghị định 152/2020); Thứ hai, khi thời gian thuê người nước ngoài dưới 03 tháng (Khoản 8 Điều 7 nghị định 152/2020); Thứ ba, khi người nước ngoài hiện đang kết hôn với người Việt Nam và cư trú tại Việt Nam (Khoản 8 Điều 154 Bộ luật lao động). Các bạn lưu ý thêm, đối với người nước ngoài di chuyển nội bộ thì nếu Giấy chứng nhận đầu tư của công ty đang được cấp theo mẫu cũ thì nhiều trường hợp bạn sẽ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư trước khi tiến hành thủ tục.

    dich vu lam workpermit gia re

    Các trường hợp còn lại công ty sẽ phải hoàn thành thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trước khi cho họ bắt đầu làm việc, hoặc trước khi ký kết hợp đồng lao động. Thực hiện thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài với chức danh Giám đốc công ty sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Điều 9 nghị định 152/2020/NĐ-CP, bao gồm:

    1. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    2. Giấy khám sức khỏe của người nước ngoài xác nhận người nước ngoài đủ điều kiện làm việc.

    3. Lý lịch tư pháp của người nước ngoài xác nhận họ không phạm tội.

    4. Bản sao công chứng hộ chiếu của người nước ngoài.

    5. Bản sao giấy phép hoạt động của đơn vị sử dụng lao động nước ngoài.

    6. 02 ảnh 3x4 của người nước ngoài.

    Thông thường khi chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động bạn sẽ gặp khó khăn trong việc không biết xin giấy phép lao động cho Giám đốc có cần cung cấp tài liệu gì ở nước ngoài của người này không. Bởi cũng theo nghị định 152 thì:

    - Đối vời người lao động nước ngoài là Chuyên gia: Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

    - Đối vời người lao động nước ngoài là Nhà quản lý thì giấy tờ phải thể hiện người quản lý doanh nghiệp theo đúng quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

    - Đối với người lao động nước ngoài là Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo; Hoặc có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

    Theo Luật sư công ty Luật Trí Nam, khi xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài với chức danh Giám đốc công ty bạn sẽ không phải cung cấp các tài liệu nói trên, trường hợp Sở lao động thương binh xã hội yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm các tài liệu thì bạn cần bình tĩnh tra cứu lại quy định mà chúng tôi chia sẻ để giải trình hồ sơ.

    Cũng theo quy định, thời gian giải quyết hồ sơ cấp giấy phép lao động sẽ là 25 ngày, trong đó quy trình thực hiện công việc như sau:

    Bước 1: Trước 30 ngày tính từ ngày sử dụng lao động doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    Bước 2: Nhận văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài sau khi hồ sơ được chấp thuận.

    Bước 3: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lao động theo văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động đã được duyệt.

    Bước 4: Đóng lệ phí cấp Giấy phép lao động khi hồ sơ hợp lệ.

    Bước 5: Nhận Giấy phép lao động.

    Công ty sau khi hoàn thành thủ tục cấp giấy phép lao động thì được xin cấp thẻ tạm trú dài hạn cho người nước ngoài. Đây cũng chính là lý do hiện tại nhiều người nước ngoài không thực hiện thủ tục thành lập công ty để có thể gia hạn visa Việt Nam như trước đây.

    Chúng tôi hy vọng các chia sẻ chi tiết của Luật sư sẽ giúp công ty sử dụng lao động nước ngoài dễ dàng hoàn thành thủ tục cấp giấy phép lao động. Quý vị cần hỗ trợ tư vấn ngay hôm nay hãy liên hệ với Luật Trí Nam để được tư vấn. Chúng tôi là công ty Luật với trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam đảm bảo thực hiện uy tín các yêu cầu khách hàng đưa ra.

    CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

    Điện thoại: 0934.345.745

    Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 Nguyễn Ngọc Nại, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.

    Email: [email protected]

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/huong-dan-xin-cap-giay-phep-lao-dong-cho-giam-doc-cong-ty-a543460.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chuẩn bị thành lập công ty 2021 bạn nên biết những quy định gì?

    Chuẩn bị thành lập công ty 2021 bạn nên biết những quy định gì?

    Thành lập công ty - Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của mỗi cá nhân/nhóm khởi nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh. Bạn muốn khởi nghiệp? Bạn muốn thành lập thêm công ty để phục vụ hoạt động kinh doanh khác? Hãy tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị thành lập công ty được chúng tôi chia sẻ.