+Aa-
    Zalo

    Kháng kháng sinh: Mắc ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sử dụng kháng sinh không đúng cách làm tăng và lan truyền kháng thuốc. Khi bị mắc bệnh, việc điều trị cho người bị kháng kháng sinh trở nên khó khăn, mạng sống bị đe dọa.

    Sử dụng kháng sinh không đúng cách làm gia tăng và lan truyền kháng thuốc. Khi bị mắc bệnh, việc điều trị cho người bị kháng kháng sinh trở nên khó khăn, mạng sống bị đe dọa.

    Kháng kháng sinh: Năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người chết

    Kể từ khi phát minh ra kháng sinh, thuốc này đóng vai trò quan trọng trong nền tảng cho y học hiện đại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kéo dài và sử dụng kháng sinh không đúng cách cho con người và động vật đã làm gia tăng và lan truyền kháng thuốc (AMR), điều này xảy ra khi các vi khuẩn trở nên kháng với chính thuốc đã dùng để điều trị chúng.

    WHO dự tính, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

    Theo thống kê của Bộ Y tế, 88% kháng sinh tại thành thị, 91% kháng sinh tại nông thôn được bán ra mà không có đơn thuốc. Điều này rất phổ biến, khi con ho, các ông bố bà mẹ chỉ cần ra hiệu thuốc, kể bệnh và được bán cho kháng sinh, kháng viêm…

    Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là: một số bác sĩ chưa giỏi về chuyên môn cho thuốc rộng rãi, lạm dụng kháng sinh; các bậc phụ huynh chưa có ý thức trong việc dùng đúng thuốc, đúng bệnh cho con; các nhà thuốc tự ý bán thuốc không qua đơn kê của bác sĩ.

    Phó Giám đốc một bệnh viện cho biết: “Chúng tôi đã gặp một tỷ lệ 30% bệnh nhi có vi khuẩn kháng thuốc trong mẫu phân khi đến nhập viện. Đây cũng là tình trạng cảnh báo cần phải nghiên cứu, trong đó có việc môi trường, thức ăn hiện nay có dư lượng kháng sinh”.

    Chị Quế Nhàn (Cầu Giấy, Hà Nội) từng nuôi 2  con nhỏ chia sẻ: Tôi thường xuyên phải mua thuốc kháng sinh cho con uống. Hai đứa con tôi rất hay ho, chảy mũi. Mỗi lần đi khám, bác sĩ lại kê đơn có kháng sinh. Vì lo sợ sức khỏe nên lần nào tôi cũng cho con uống đầy đủ. Tuy nhiên, tôi nghe nhiều về mức độ nguy hiểm của kháng kháng sinh nên đã rất dè dặt trong việc dùng thuốc này. Con ho, tôi cho ngậm chanh mật ong, rửa mũi hút mũi bằng máy hút mũi. Thế rồi, nhiều lần con tôi đã thoát khỏi phải dùng kháng sinh”.

    Lý do cho vấn đề này, theo các bác sĩ, có những căn bệnh cơ thể phải tự kháng, nếu bố mẹ lại cho con uống kháng sinh, dẫn đến hỏng hệ thống tự kháng của cơ thể. Nếu bố mẹ nào kích thích được cơ chế tự kháng, sức khỏe của con sẽ tốt dần lên sau vài ngày ốm.

    Nghiên cứu của thế giới cho thấy, mỗi trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trung bình một năm có thể bị viêm phổi đến 4 lần. Tuy nhiên, trong số đó, khoảng 70% là do virus gây ra. Đồng nghĩa, 70% ca bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ không phải dùng kháng sinh.

    Người lớn bị kháng kháng sinh: Mối nguy hiểm mỗi khi mắc bệnh

    Bệnh nhân Trần Hữu V. bị đau bụng dữ dội, ông được nhập viện BV Bưu điện và được khám, nội soi. Kết quả cho thấy ông bị xuất huyết dạ dày. Xét nghiệm vi khuẩn HP cho thấy dương tính. Sau đó, ông được điều trị uống kết hợp 2 loại kháng sinh cùng các loại thuốc hỗ trợ khác. Tuy nhiên, bệnh tình không giảm. Bác sĩ cho làm kháng sinh đồ. Kết quả thấy vi khuẩn HP trong người ông V. đã kháng với loại kháng sinh được kê đơn trước đó. Ông V. tiếp tục được điều trị sau đó và theo dõi tiến triển của bệnh.

    Một bệnh nhân khác 86 tuổi được đưa vào khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng khó thở, tiền sử suy tim, tăng huyết áp. Sau 21 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn phải thở máy, sốt cao liên tục, thể trạng suy kiệt.

    Các bác sĩ của khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai nơi tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân chẩn đoán, bệnh nhân bị viêm phổi kháng thuốc. Điều nguy hiểm là trường hợp này vi khuẩn gây bệnh đã kháng với tất cả các loại kháng sinh hiện có trên thị trường. Hy vọng duy nhất bây giờ là trông chờ vào hệ miễn dịch của chính người bệnh.

    Theo một bác sĩ, giống loài siêu kháng kháng sinh mạnh nhất và khoẻ nhất trên thế giới xuất phát từ những con vi khuẩn phổ biến nhất có thể gặp ở bất cứ đâu, như con trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa), con E.coli, con phế cầu, Klebsiella pneumonia và đặc biệt là “siêu nhân” Acinetobacter baumannii.

    Những con vi khuẩn này nằm khắp nơi trong đất, nước, trên da người, tại các hốc tự nhiên trên cơ thể và loăng quăng trong không khí. Chúng vốn sống yếu ớt và hiền hoà cùng các loài vi khuẩn có ích khác và chết rất nhanh. Chính nhờ hệ thống miễn dịch cùng mối cân bằng tuyệt vời ấy mà cơ thể con người chúng ta sống một cách khoẻ mạnh.

    Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, vi khuẩn có hại trỗi dậy và gây bệnh. Để tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh, cơ thể cần phải sử dụng thuốc kháng sinh.

    Mỗi loại thuốc kháng sinh có cơ chế tác động tiêu diệt hay kìm hãm phát triển một vài nhóm vi khuẩn nhất định. Việc dùng bừa bãi và không hợp lý thuốc kháng sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng lại do nhiều cơ chế khác nhau và hình thành các siêu vi khuẩn.

    Khi đó, tính mạng con người trở nên nguy kịch trước những siêu vi khuẩn này. Bác sĩ cũng đành bó tay đau xót trước sự ra đi của bệnh nhân.

    Cách nào tránh phải dùng kháng sinh:

    Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được coi như một vắc xin đường miệng

    Dùng ly giải vi khuẩn hô hấp: Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp được sử dụng để kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu đã từ lâu. Tuy nhiên, dạng bào chế ngậm hoặc nhai chứa hỗn hợp vi khuẩn hô hấp mới được áp dụng trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Các loại ly giải vi khuẩn bị mất khả năng gây bệnh, chỉ giữ lại vách tế bào, đưa vào trong viên ngậm/nhai giúp kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Đặc biệt hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp kích thích sinh kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp do đó tăng gấp 4 lần khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh.

    Một nghiên cứu tại CH Séc vào mùa đông năm 2005 cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp khi sử dụng hỗn hợp ly giải vi khuẩn dạng ngậm Imunostim. Không chỉ giúp phòng bệnh như một loại vắc xin đường miệng, hỗn hợp ly giải này còn có thể sử dụng kết hợp các thuốc điều trị nhiễm trùng hô hấp để hỗ trợ giảm triệu chứng, giảm nguy cơ bệnh hô hấp tái phát nhiều lần.

    Để được tư vấn về bệnh lý hô hấp của trẻ nhỏ, phương pháp dùng ly giải vi khuẩn hô hấp kích thích tăng miễn dịch cơ thể, độc giả liên hệ hotline 1800 8070 (miễn cước) hoặc truy cập TẠI ĐÂY.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khang-khang-sinh-mac-ho-hay-chi-mot-vet-cat-cung-co-the-gay-tu-vong-a251438.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan