+Aa-
    Zalo

    Không được chụp ảnh, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ khi nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các nhân viên cảnh sát giao thông đang làm việc?

    (ĐSPL) - Có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các nhân viên cảnh sát giao thông đang làm việc?
    Cho mình hỏi: Có lần tôi chạy quá tốc độ khi rẽ phải 1 đoạn sau đó chậm lại và bị phạt 300.000 đồng. Trong trường hợp này tôi có quay lại video. Vậy cho tôi hỏi trong mọi trường hợp có được phép quay video hay không?
    Quản Trần Hữu <[email protected]>

    Không được chụp ảnh, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ khi nào? - Ảnh minh họa

    Xin tư vấn cho bạn!
    Theo quy định tại Điều 8, 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện giao thông là vượt quá tốc độ quy định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vượt quá tốc độ quy định đều bị xử phạt vi phạm hành chính.
    Xe chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?
    Theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP, mức phạt tương ứng đối với hành vi chạy quá tốc độ của từng loại xe như sau:
    Đối với người điều khiển và các loại xe tương tự xe ô tô
    - Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng :
    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng:
    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;
    - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:
    + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
    + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
    + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;
    + Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
    Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
    - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng:
    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:
    + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
    + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:
    Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
    Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
    - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng:
    Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
    - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:
    Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
    - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
    Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
    Cảnh sát giao thông có được cấm người dân ghi hình?
    Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công An quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ thì Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
    - Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
    - Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
    - Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
    - Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
    - Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
    Trước đó, cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt mới ra Công văn 1042 quy định về việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông. Điểm 2, Công văn số 1042: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ, hoặc quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được phép đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
    Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
    Tuy nhiên, theo Cục kiểm tra văn bản vi phạm pháp luật của bộ Tư Pháp thì Công văn này có dấu hiệu sai trái và vượt quá thẩm quyền. Chính vì vậy, ngày 23/8/2013, Cục CSGT đường bộ-đường sắt đã có Công văn số 2315 về việc hủy điểm 2 trong Công văn số 1042.
    Theo đó, Cảnh sát giao thông không có quyền truy hỏi, kiểm tra giấy tờ người quay phim, chỉ có những gì thuộc về bí mật nhà nước thì nhà báo hay người dân mới không được phép quay phim chụp ảnh. Và cũng không có quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các nhân viên cảnh sát giao thông đang làm việc. Như vậy, công dân hoàn toàn có quyền quay clip khi Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, trừ khi có liên quan đến bí mật nhà nước, các khu vực an ninh, quốc phòng mà có quy định cấm hoặc hạn chế người dân hoặc phóng viên quay phim chụp ảnh thì mới buộc công dân phải tuân thủ.

    Khi người vi phạm đối diện với cảnh sát giao thông

    Luật Gia Đồng Xuân Thuận
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-duoc-chup-anh-ghi-hinh-csgt-lam-nhiem-vu-khi-nao-a91753.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?

    (ĐSPL) - Những lỗi thường gặp của đa số người tham gia giao thông là vượt đèn đỏ. Vậy, vi phạm vượt đèn đỏ cho người điều khiển ô tô và xe máy quy định như thế nào?