+Aa-
    Zalo

    Lệnh "thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp" của Nga có hiệu lực, Đức tìm mọi cách xoay sở

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sau khi "Lệnh thanh toán bằng đồng rúp" của Nga có hiệu lực, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng vọt.

    Ngày 27/4 (giờ địa phương), Công ty tinh lọc khí thiên nhiên Gazprom của Nga thông báo sẽ tạm ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria. Hai nước này những quốc gia châu Âu đầu tiên bị "đình chỉ" sau khi "Lệnh thanh toán bằng đồng rúp" của Nga được ban hành.

    Tuyên bố nêu rõ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh vào ngày 31/3 để tiến hành các thỏa thuận thương mại khí đốt tự nhiên với các quốc gia và khu vực "không thân thiện" bằng đồng Rúp. Các quy định mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/4 và phía Nga đã thông báo kịp thời cho các bên ký kết về quyết định này.

    Tuy nhiên, tính đến ngày 26/4, công ty Gazprom vẫn chưa nhận được “khoản thanh toán khí đốt tự nhiên bằng đồng Rúp cho tháng 4” từ các công ty khí đốt của Ba Lan và Bulgaria. Việc cung cấp khí đốt tự nhiên cho hai nước sẽ tạm ngừng giao dịch từ hôm nay (27/4) cho đến khi hoàn tất việc thanh toán theo các thủ tục liên quan.

    Theo đó, Ba Lan và Bulgaria là "quốc gia trung chuyển" đối với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga.

    lenh thanh toan khi dot bang dong rup cua nga co hieu luc duc tim moi cach xoay so 01
    Đường ống Yamal gần Minsk, Belarus. Ảnh: Reuters

    Về vấn đề trên, Tổng thống Ba Lan Duda cũng ngày tuyên bố rằng, các biện pháp pháp lý thích hợp sẽ được thực hiện đối với các công ty Nga vi phạm thỏa thuận cung cấp khí đốt.

    Thủ tướng Bulgaria Petkov cũng cho biết Chính phủ Bulgaria đã chuẩn bị cho việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và khẳng định nguồn cung khí đốt tự nhiên cho người dân trong nước sẽ không bị giảm.

    Chính phủ Bulgaria cho biết thêm rằng đang tiếp tục thúc đẩy kết nối đường ống dẫn khí đốt tự nhiên với Hy Lạp và sẽ đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng bằng cách nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

    Dù vây, ảnh hưởng bởi việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria khiến giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng vọt 20%.

    Ba Lan và Bulgaria là các thành viên NATO và EU. Hơn 90% nhu cầu khí đốt tự nhiên của Bulgaria được cung cấp bởi Nga thông qua đường ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". Ba Lan nhận khoảng 9 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên từ Nga thông qua "đường ống Yamal" mỗi năm, chiếm khoảng 45% nhu cầu của nước này.

    Đức xem xét mọi cách để giảm phụ thuộc năng lượng Nga

    Dù giá giá khí đốt tự nhiên của châu Âu tăng vọt nhưng Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck vẫn khẳng định, nước này sẽ tiếp tục thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga bằng đồng Euro.

    Ông Habeck cho biết sẽ xem xét "mọi phương án" để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, bao gồm cả việc tịch thu nhà máy lọc dầu PCK ở Schwert. Nhà máy lọc dầu này do một công ty dầu khí quốc doanh của Nga kiểm soát và vận hành, cung cấp hơn 90% nhiên liệu cho Berlin và các khu vực lân cận.

    Theo Phó Thủ tướng Đức, trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, sự phụ thuộc của Đức vào khí đốt của Nga là 55%, đã giảm xuống 40% vài tuần trước và hiện giảm xuống còn 35%.

    lenh thanh toan khi dot bang dong rup cua nga co hieu luc duc tim moi cach xoay so 02
    Đức đang xem xét mọi phương án để giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: Reuters

    Bộ Kinh tế Đức ngày 27/4 đã công bố báo cáo mới nhất, trong đó hạ thấp đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế Đức trong năm nay từ 3,6% xuống 2,2% và dự đoán tỷ lệ lạm phát năm nay sẽ cao tới 6,1%.

    Ông Christian Sewing, Giám đốc điều hành Deutsche Bank, cho biết nền kinh tế Đức có thể tăng trưởng âm nếu lệnh cấm vận năng lượng của Nga.

    "Cấm vận năng lượng Nga sẽ làm giảm sản lượng kinh tế Đức 5%, về cơ bản có nghĩa là một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Chúng tôi hiện đang thấy rằng rủi ro là có thật, giống như Nga đã tuyên bố rằng họ đang siết chặt Ba Lan, vì vậy chúng tôi phải chuẩn bị cho điều đó", ông Sewing cho hay.

    Cùng ngày, Chính phủ Đức cũng đã chính thức thông qua chương trình cứu trợ năng lượng được đề xuất vào tháng trước, nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế của người dân do giá năng lượng tăng chóng mặt.

    Nội dung chính của kế hoạch bao gồm: bãi bỏ phụ phí năng lượng trong 3 tháng kể từ tháng 6; tất cả công dân đóng thuế có thể nhận trợ cấp một lần 300 Euro (khoảng 7,2 triệu đồng); mỗi trẻ em có thể nhận 100 Euro (khoảng 2,4 triệu đồng) phúc lợi và các biện pháp khác. Tổng số tiền của chương trình này là khoảng 15 tỷ Euro (hơn 362,6 nghìn tỷ đồng).

    Hoa Vũ (Theo Thời báo Hoàn Cầu)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lenh-thanh-toan-khi-dot-bang-dong-rup-cua-nga-co-hieu-luc-duc-tim-moi-cach-xoay-so-a535703.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan