+Aa-
    Zalo

    Lý giải việc Nga rút toàn bộ tiêm kích Su-30SM khỏi "chảo lửa" Syria

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Toàn bộ tiêm kích đa năng Su-30SM trước đây tại Hmeymim (Syria) đã được Nga âm thầm rút về nước và thay bằng chiến đấu cơ đa năng Su-34.

    Từ số liệu được công bố cho thấy, toàn bộ tiêm kích đa năng Su-30SM trước đây tại Hmeymim (Syria) đã được Nga âm thầm rút về nước và thay bằng chiến đấu cơ đa năng Su-34.

    Tiêm kích Su-30SM tại Syria. Ảnh: Sputnik

    Theo hình ảnh vệ tinh được trang Southfront công bố cho thấy, số lượng chiến đấu cơ Nga tại Hmeymim đã có sự thay đổi đáng kể.

    Hiện lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga vẫn đang triển khai 24 máy bay các loại tại Căn cứ Không quân Hmeymim ở tỉnh Lattakia của Syria.

    Số máy bay này bao gồm: 8 chiếc Su-24, 6 chiếc Su-34, 4 máy bay chiến đấu Su-35, 1 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không (AEW&C) A-50, 1 máy bay tuần thám biển và chống ngầm Il-38, 1 máy bay trinh sát điện tử IL-20, 1 máy bay vận tải Il-76, 1 vận tải cơ An-26 và 1 máy bay chở hàng An-74.

    Từ số liệu được công bố cho thấy, toàn bộ tiêm kích đa năng Su-30SM trước đây tại Hmeymim đã được Nga âm thầm rút về nước và thay vào chỗ trống đó là chiến đấu cơ đa năng Su-34.

    Để sẵn sàng cho sự thay đổi này, trước đó Nga đã cho Su-34 thử sức với tên lửa đối không cực mạnh R-77 - dòng vũ khí vốn chỉ được trang bị trên tiêm kích trước đây.

    Chiến trường Syria không thể phủ nhận sự lớn mạnh toàn diện của quân đội Nga. Từ một quốc gia chỉ là cái bóng của Liên Xô, Nga đã lấy lại chỗ đứng và vị thế của một cường quốc không quân trong quá khứ.

    Những trận tập kích và ném bom rải thảm vào đầu phiến quân khủng bố giúp Nga-Syria toàn thắng trước khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Không những vậy không quân Nga còn giúp Syria giữ vững được phòng tuyến trước các cuộc tấn công của phiến quân đối lập.

    Có thể nói rằng thiếu vắng không quân Nga, quân đội Syria sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa, thậm chí tiêu diệt bởi các phiến quân phương Tây.

    Gian đoạn cao điểm Nga triển khai hàng trăm máy bay các loại sang chiến trường Syria. Ngoài máy bay ném bom Tu-22M3 được triển khai tại Syria, Nga còn sử dụng cả Tu-95MS và Tu-160 để tấn công phiến quân khủng bố tại Syria.

    Cuộc chiến tại Syria giúp Nga hoàn thiện các dòng chiến đấu cơ mới như Su-35 và thậm chí cả Su-57. Hầu hết các dòng máy bay hiện đang trang bị cho quân đội Nga đều đã được điều sang chiến trường Syria thử lửa.

    Tuy vậy không phải dòng máy bay nào cũng phát huy hết tác dụng như Nga mong đợi. Nếu như Su-27, Su-30, Su-35 phát huy tối đa tác dụng thì dòng máy bay MiG lại không được như thế. Nga chỉ triển khai MiG-29SMT sang Syria một thời gian ngắn rồi rút về.

    Ngoài những thiệt hại đáng kể thì Nga vẫn giữ vững được vị thế và trò nhất định tại chiến trường Syria. Nhưng với thời gian chiến đấu kéo dài, Nga đang tỏ ra mệt mỏi với chiến trường này.

    Duy trì các dòng máy bay chiến đấu hiện đại đồng nghĩa với việc chi phí cho các loại máy bay này lớn hơn so với các thế hệ máy bay cũ. Điều này khiến cho chiến phí tăng cao. Trong bối cảnh Nga đang bị phương Tây cấm vận kinh tế, thì đây là áp lực không hề nhỏ.

    Quân đội Nga tại Syria. Ảnh: Sputnik

    Sau khi đánh bại IS năm 2017, Nga đã ồ ạt rút lực lượng ra khỏi Syria. Tuy nhiên chiến trường nóng bỏng khiến Nga tái điều lực lượng. Trước sức tấn công dữ dội từ các nhóm phiến quân, Nga đã điều thêm máy bay sang.

    Từ cuối năm 2017 đến đầu 2018, Căn cứ Không quân Hmeimim đã tiếp nhận khoảng hơn 40 máy bay chiến đấu mà Nga triển khai để phục vụ các chiến dịch tấn công các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo Tự xưng (IS) cũng như để đối phó với các nhóm cực đoan khác tại Syria.Syria.

    Sau đó, số lượng các máy bay Nga bắt đầu giảm dần khi cuộc chiến rơi vào thế giằng co. Với việc Thổ Nhĩ Kỳ tiến sâu vào cuộc chiến tại Syria khiến cho chiến trường này càng trở nên rối rem và khó ổn định.

    Dù sở hữu lực lượng mạnh nhưng những liên đới trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel khiến Nga khó lòng tấn công vào các phiến quân thân các quốc gia này.

    Nga hiện đã không còn nắm một nửa tầm ảnh hưởng trên chiến trường Syria như trước kia. Họ đã phải san sẻ điều này với Mỹ và đồng minh bên cạnh nhân tố Thổ Nhĩ Kỳ. Sự trợ giúp Syria của Nga cũng bị một số nhà quan sát đem ra mổ sẻ. Chẳng hạn như việc Nga bất nhất trong tuyên bố cung cấp S-300 cho Syria.

    Trước đó họ cho rằng hệ thống phòng không Syria đủ mạnh và không cần phải thêm S-300, chỉ cho đến khi chiếc IL-20 bị bắn hạ Nga mới đồng ý cung cấp S-300 cho Damascus, cho dù Syria đã trả tiền cho Nga từ năm 2015.

    Giới quan sát cho rằng Nga vẫn phải đặt mối quan hệ với Israel và Thổ Nhĩ Kỳ lên bàn cân với Syria, Moscow sẽ không liều hết mình để đứng về phía Syria.

    Trong bối cảnh chiến trường không có chuyển biến quan trọng, Syria cũng khó lòng chiến thắng các cánh quân đối lập. Nga sẽ quyết định rút bớt lực lượng, chỉ để một lực lượng vừa đủ để duy trì tình trạng hiện tại. Điều này giúp Nga tiết kiệm đáng kể chiến phí.

    Đây là bước đi khôn ngoan của Nga để tránh rơi vào một cuộc sa lầy như Liên Xô trước kia tại Afghanistan.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ly-giai-viec-nga-rut-toan-bo-tiem-kich-su-30sm-khoi-chao-lua-syria-a251006.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan