+Aa-
    Zalo

    Mạng Trung Quốc "mổ xẻ" radar hiện đại nhất Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định rằng radar RV-01 Vostok-E của Việt Nam kết hợp với tên lửa S-300 sẽ giúp Việt Nam nâng cao đáng kể khả năng phòng không.

    Chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định rằng radar RV-01 Vostok-E của Việt Nam kết hợp với tên lửa S-300 sẽ giúp Việt Nam nâng cao đáng kể khả năng phòng không.

    Trên mạng Sina quân sự của Trung Quốc mới đây, các chuyên gia quân sự nước này nhận định: Từ năm 2013, quân đội Việt Nam đã nhập khẩu hệ thống radar RV-01 “Vostock-E” để trang bị trong lực lượng phòng không.

    Hệ thống radar RV-01“Vostok- E” là loại radar sử dụng băng sóng dài VHF được coi là “mắt thần” trong phát hiện các mục tiêu tàng hình.

    Chúng ta đều biết rằng, ngày nay máy bay chiến đấu tàng hình trở thành một trong những lực lượng tấn công chủ lực của hệ thống không quân các nước. Trong quá khứ, từ chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên ( F-117A) được đưa vào thực chiến trong cuộc tấn công của Mỹ vào Panama năm 1989, với khả năng tiêu diệt các mục tiêu chiến thuật, chiến lược, các loại máy bay chiến đấu tàng hình đã ngày càng phát huy được khả năng tiên phong mở đường của mình và trở thành lực lượng chủ công trong các cuộc chiến tranh cục bộ.

    Đây cũng là lí do chính mà Trung Quốc và Nga đã đầu tư phát triển hệ thống máy bay chiến đấu tàng hình của mình.

    Bức ảnh Radar Vostok-E của Việt Nam trên mạng Sina.

    Theo nhận xét của các chuyên gia Trung Quốc, hệ thống radar RV-01 “Vostok- E” tồn tại khá nhiều điểm yếu như kích thước của nó tương đối lớn, tính cơ động kém và đặc biệt là khả năng hoạt động trong khu vực khoảng không rất hạn chế thì cho dù Việt Nam có mua hệ thống hiện đại này cũng không thể ảnh hưởng tới các chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc như hệ thống máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20.

    Giới chuyên gia Trung quốc cũng phân tích, điểm bất lợi nhất trong hệ thống radar hiện đại của Việt Nam nằm ở kích thước của nó quá lớn, như vậy sẽ dễ bị đối phương phát hiện và tiến hành phá hủy. Ngoài ra, còn có điểm yếu là khả năng phát hiện mục tiêu ở độ cao thấp tương đối hạn chế. Trong phạm vi dò tìm 350km với độ cao là 1000m thì hệ thống radar RV-01” Vostok- E” mới có thể phát hiện chiến cơ F-117A nhưng nếu đối phương hạ độ cao xuống thì khả năng tìm kiếm của thiết bị này sẽ bị giảm đáng kể. Họ cho rằng dựa vào các điều kiện tác chiến phức tạp, không cần phải dùng đến máy bay tàng hình mà chỉ cần phái đi các chiến đấu cơ thế hệ 3 bay ở độ cao thấp thả bom là có thể tiêu diệt được hệ thống radar VHF rồi.

    Ảnh tên lửa S-300 của Việt Nam được đăng trên mạng Sina.

    Tuy nhiên nếu phân tích như vậy thì có thể thấy nó hoàn toàn phiến diện. Các thông số kĩ thuật của hệ thống này cho thấy, hệ thống radar RV-01 “Vostok- E” có thể phát hiện ra máy bay B-52 trong phạm vi 360km, với máy bay chiến đấu tàng hình F-117 A là 350km. Nếu trong trường hợp có các thiết bị gây nhiễu, thì phạm vi phát hiện mục tiêu với B-52 là 255km còn F-117A là 47 km.

    Theo khoảng cách, RV-01 "Vostok - E" có thể đo được khoảng cách các vật thể bay chính xác ở khoảng 200 km, góc tầm đến 5,5 độ và vận tốc radial là 10m/s. Số lượng các tín hiệu dò thám tính theo tần số có thể từ 4 – 16 tần số VHF khác nhau, radar có thể theo dõi đến 120 mục tiêu trong thời gian quét 10s liên tiếp. Với các máy bay có trang thiết bị trinh sát hiện đại như AWACS, khoảng cách để phát hiện được trạm radar RV-01 "Vostok - E" là nhỏ hơn 203km.

    Trung Quốc cũng đã nghiên cứu thành công hệ thống radar VHF nội địa mang tên HK-JM. Tuy nhiên khi họ so sánh hệ thống này với radar Vostok-E thì kết quả chỉ ra rằng: hệ thống radar RV-01” Vostok- E” tốt hơn và có độ chính xác cao hơn so với hệ thống của Trung Quốc. Với điều kiện không có thiết bị gây nhiễu máy bay bay ở độ cao 25.000m, hệ thống radar HK-JM mới có thể phát hiện ra chiến cơ F-117A trong phạm vi dò tìm là 350km nhưng sai số của hệ thống này là 300m trong khi sai số của radar Vostok-E chỉ là 25m. 

    Ngoài ra, hệ thống radar còn có anten radar và các thiết bị được lắp đặt trên một xe cơ động, hệ thống điều khiển và động cơ diesel được lắp đặt trên một xe khác. Trạm radar được lắp thiết bị dẫn đường theo vị trí địa hình, hệ thống kiểm tra chức năng, thiết bị mô phỏng tín hiệu nhận được.

    Hệ thống radar RV- 01 "Vostok - E" có được những tính năng ưu việt nhờ sử dụng tín hiệu sóng VHF (dải tần số m), có khả năng chống nhiễu chủ động thụ động, nhiễu đồng bộ và nhiễu phi đồng bộ, thực hiện nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, theo dõi mục tiêu ở chế độ hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp – điều khiển của con người.

    Rõ ràng, với những tính năng tương đối mạnh như trên trong việc chống các thiết bị làm nhiễu điện tử,các tên lửa chống bức xạ, sự hiện diện của hệ thống radar RV-01” Vostok- E” đã nâng cao khả năng dự báo ngắn hạn của hệ thống phòng không Việt Nam, và khi được kết hợp với tên lửa S-300PMU lại càng làm tăng thêm khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không đặc biệt là các máy bay chiến đấu tàng hình đối phương.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mang-trung-quoc-mo-xe-radar-hien-dai-nhat-viet-nam-a80810.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan