+Aa-
    Zalo

    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong năm nay, Tập đoàn chế tạo máy bay MiG sẽ bàn giao cho Ấn Độ 6 chiến đấu cơ MiG-29KUB để trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya.

    (ĐSPL) - Trong năm nay, Tập đoàn chế tạo máy bay MiG sẽ bàn giao cho Ấn Độ  6 chiến đấu cơ MiG-29KUB để trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya.
    Ngày 21/4, Tổng Giám đốc tập đoàn MiG Sergei Korotkov đã tuyên bố như trên và cho biết năm ngoái, Ấn Độ đã nhận 7 máy bay tương tự.
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ

    Chiến đấu cơ MiG-29KUB cất cánh trên tàu sân bay mới Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.

    Theo đài Tiếng nói nước Nga, 10 phi công Ấn Độ đang được phía Nga huấn luyện thao tác chiến đấu cơ hạ cánh trên boong tàu sân bay. 
    Hồi sinh chương trình MiG-29K
    Chương trình MiG-29K được hồi sinh sau khi Hải quân Ấn Độ quyết định mua tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Hải quân Liên Xô cũ và có nhu cầu trang bị các máy bay tiêm kích đa năng cho tàu sân bay. Với kích cỡ tàu hạn chế, MiG-29K đã đáp ứng được như cầu này.
    Nhóm chiến đấu của tàu có thể sẽ gồm 12 chiếc MiG-29K.
    Ngày 20/1/2004, Ấn Độ và Nga đã ký kết một thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD về việc bán tàu Đô đốc Gorshkov cho Ấn Độ. Theo thỏa thuận, một nửa số tiền sẽ được chi cho Nhà máy chế tạo máy Phương Bắc ở Severodvinsk để tân trang tàu sân bay Gorshkov. Phần còn lại của số tiền sẽ dùng để mua 16 chiếc MiG-29K và 10 chiếc trực thăng.
     
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ

    Ấn Độ đã trả 730 triệu USD cho việc phát triển và chuyển giao 16 chiếc MiG-29KUB.

    Chiếc MiG-29KUB hai chỗ đầu tiên chế tạo cho Hải quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Trung tâm thử nghiệm máy bay Zhukovsky vào ngày 22/1/2007.
    Hải quân Nga có một phi đội gồm 19 chiếc Su-33 hoạt động trên tàu sân bay và số máy bay này sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2015. Việc sản xuất mới những chiếc Su-33 không hiệu quả về kinh tế vì số lượng quá ít. MiG-29K có lợi thế hơn vì Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt mua loại máy bay này. Ấn Độ đã trả 730 triệu USD cho việc phát triển và chuyển giao 16 chiếc MiG-29, trong khi 24 chiếc khác giao cho phi đội của Nga sẽ có giá khoảng 1 tỷ USD.
    Tính năng vượt trội của MiG 29K
    Máy bay tiêm kích đa năng trang bị cho tàu sân bay MiG-29K được thiết kế nhằm bảo vệ không phận phía trên nhóm tàu chiến đấu, chiếm ưu thế trên không và tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền cũng như trên mặt nước với các vũ khí dẫn đường chính xác cao. MiG-29K được chế tạo để có thể hoạt động ngày, đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ

    MiG-29K đã thay đổi hầu hết so với MiG-29M.

    Máy bay tiêm kích hai chỗ trang bị cho tàu sân bay MiG-29KUB được dùng để huấn luyện phi công cũng như thực hiện các phi vụ chiến đấu giống như máy bay tiêm kích một chỗ MiG-29K.
    MiG-29K đã thay đổi hầu hết so với MiG-29M. Khung máy bay, bộ phận hạ cánh, và cần móc đã được gia cố, cánh gấp đã được thêm vào và bộ phận hạ cánh đã được cải tiến cho phù hợp với tàu sân bay.
    Lực đẩy động cơ được tăng thêm để máy bay có một tốc độ cao hơn khi cất cánh. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay cũng tăng từ 19,5 lên 22,4 tấn.
    Động cơ và hệ thống nhiên liệu
    Bán kính chiến đấu của MiG-29K là 850 km và tầm bay tối đa đạt 3.000 km với 3 thùng dầu phụ. Nhiên liệu chứa bên trong MiG-29K là 1.850 lít. Đối với các chuyến bay xa hơn, tầm bay có thể tăng lên tới 3000 km với 3 thùng nhiên liệu phụ treo  dưới cánh. MiG-29K và MiG-29KUB cũng được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
    Nhiên liệu mà MiG-29K mang theo có thể lên đến 4.560 kg so với 3.340 kg của MiG-29 thông thường.
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ
    MiG-29K được trang bị hai động cơ RD-33MK.
    MiG-29K được trang bị hai động cơ RD-33MK Sea Wasp. Đây là mẫu mới nhất trong dòng động cơ RD-33. Động cơ mới RD-33MK Sea Wasp có công suất cao hơn 7\% so với các mẫu động cơ cũ do sử dụng các vật liệu hiện đại trong chế tạo. Nó cũng có các hệ thống giảm bức xạ khí thải, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của các khí tài hồng ngoại của địch. Tuổi thọ phục vụ của động cơ tăng lên tới 4000 giờ. Những thay đổi mới đảm bảo các máy bay tiêm kích cất cánh trên tàu sân bay mà không cần trợ giúp, duy trì hiệu suất trong môi trường khí hậu nóng và dĩ nhiên tăng hiệu quả chiến đấu.
    MiG-29K giảm sự phản xạ tín hiệu radar do sử dụng rộng rãi vật liệu hấp thụ sóng radar. Lớp phủ đặc biệt có tên là  Taunit trên thân máy bay sẽ giảm mức tín hiệu phản xạ lại 4-5 lần so với MiG-29 đời đầu, nhờ hấp thu 98.99\% sóng radar
    Radar và hthống điện tử
    Radar Zhuk-ME là một phiên bản tiên tiến của radar nguyên bản N010 Zhuk. Radar Zhuk-ME có thêm chức năng không đối đất tiên tiến như chức năng lập bản đồ và bám sát địa hình. Radar Zhuk-ME là một thành phần cấu thành nên MiG-29K. Các đặc tính cải tiến của radar là có tầm phát hiện lên tới 120 km, có thể đồng thời bám 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu đang theo dõi trong chế độ không đối không. Trong chế độ không đối đất, radar Zhuk-ME có thể phát hiện một chiếc xe tăng từ khoảng cách 25 km và một cây cầu từ khoảng cách 120 km, một tàu khu trục hải quân có thể bị phát hiện từ xa 300 km và radar có thể theo dõi cùng lúc 2 mục tiêu dưới mặt đất, mặt biển.
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ
    MiG-29K và các loại vũ khí đi kèm tại Triển lãm hàng không MASK 2009.
    Radar Zhuk-AE được chế tạo theo modul, cho phép nâng cấp các radar Zhuk ME hiện có trên máy bay MiG-29 thành tiêu chuẩn radar Zhuk-AE mảng pha quét điện tử chủ động (AESA). Có một số nguồn tin nói rằng MiG-29K/KUB cung cấp cho Ấn Độ cũng có thể được trang bị radar Zhuk-AE.
    MiG-29K có sẵn một hệ thống trinh sát quang điện tử IRST mới tích hợp với hệ thống laser và quang học, và nó sẽ là một thách thức lớn đối với máy bay địch. Hệ thống này có thể cung cấp các giải pháp ngắm bắn các mục tiêu mặt đất và trên không trong phạm vi 15 km. Nó có thể phát hiện tên lửa thông qua nhiệt tỏa ra khi mũi tên lửa cọ xát với không khí và có thể cung cấp cho phi công một cái nhìn bao quát 360 độ.
    Vũ khí khí tài
    MiG-29KUB: “Át chủ bài” của tàu sân bay Ấn Độ

    Tên lửa chống hạm Kh-35 (giữa) được sử dụng để diệt tàu đối phương.

    Vũ khí khí tài trang bị cho MiG-29K bao gồm 1 pháo 30 mm GSh-30-1. Ban đầu pháo có 150 viên đạn, nhưng sau đó giảm xuống còn 100 viên ở các phiên bản sau. MiG-29K được trang bị bom dẫn đường bằng quang điện và laser, cũng như các loại tên lửa đối đất, đối hạm như Kh-25ML/25MP, Kh-29T, Kh-31G/31A, Kh-35U, bom điều khiển KAB-500KR và các thiết bị ngắm bắn tùy chọn gắn ngoài. Tên lửa đầu dò thụ động Kh-31P được sử dụng như một tên lửa chống radar. Tên lửa chống hạm Kh-35, Kh-31A được sử dụng để diệt tàu đối phương. Các tên lửa RVV-AE, R-27ER/ET và R-73E được dùng trong không chiến.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mig-29kub-at-chu-bai-cua-tau-san-bay-an-do-a30269.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan