+Aa-
    Zalo

    Mỹ: 294 vụ thảm sát bằng súng năm 2015, mua súng dễ hơn mua một chai bia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Vụ xả súng hồi tuần trước tại một trường đại học tại bang Oregon, Mỹ một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động. Hàng triệu khẩu súng lậu được giao dịch mỗi năm.

    (ĐSPL) - Vụ xả súng hồi tuần trước tại một trường đại học tại bang Oregon, Mỹ một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động. Hàng triệu khẩu súng lậu được giao dịch mỗi năm.

    Năm 2015, thế giới nhận hàng loạt tin dữ về bạo lực liên quan đến súng ống tại Mỹ. Hàng loạt vụ xả súng diễn ra ở quốc gia này kể từ đầu năm nay, từ vụ xả súng tại nhà thờ Charleston làm 9 người chết, một vụ khác trong rạp chiếu phim tại Lousiana làm 3 người thiệt mạng, và mới đây nhất là vụ xả súng ở Cao đẳng cộng đồng Umpqua, Oregon tước đi sinh mạng hơn 10 người.

    Tuy nhiên, điều đáng sợ là, đây chỉ là 3 trong số 45 vụ bê bối súng đạn xảy ra tại Mỹ từ đầu năm 2015. Người ta sẽ nhìn vào và hỏi rằng: "Chẳng lẽ ở Mỹ mua súng dễ đến thế sao?".

    90 vụ xả súng ở Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng số 292 vụ tấn công tương tự trên toàn cầu trong cùng một khoảng thời gian. Trong khi Mỹ chỉ chiếm 5\% dân số thế giới thì nước này lại chiếm tới 31\% tổng số vụ xả súng.

    Liệu mua súng ở Mỹ có thực sự dễ dàng?

    Súng có thể mua từ các đại lý hợp pháp tại Mỹ.

    Đầu tiên phải kể đến phương thức sở hữu những món vũ khí chết người này. Tại Mỹ, việc sở hữu súng là hợp pháp và có khá nhiều người dân mang trên người, hoặc cất tại nhà ít nhất là 1 khẩu súng. Loại súng mà dân Mỹ ưa chuộng nhất là súng lục. Và có hai phương thức để người dân có thể mua được súng: từ đại lý hợp pháp hoặc mua từ những tay buôn súng lậu.

    Thế nhưng không phải ai cũng sở hữu súng một cách hợp pháp, thực tế ở Mỹ, không ít người mua súng từ những tay buôn lậu hoặc qua các con đường không chính thống mà không phải qua bất cứ quá trình thẩm tra lý lịch nào.

    Số giao dịch vũ khí bất hợp pháp tại Mỹ chiếm đến 2/5 tổng giao dịch toàn quốc. Mấu chốt của việc quản lý súng tại Mỹ nằm ở khâu thẩm tra lý lịch tư pháp của người mua. Khi một khách hàng có nhu cầu mua súng, lý lịch của họ sẽ được điều tra trên Hệ thống kiểm tra tức thời tiền sử tội phạm NICS, nếu không có bất cứ điều gì bất ổn, khách hàng sẽ được mua súng. Tuy nhiên, giao dịch này của họ cũng sẽ được ghi vào lịch sử giao dịch súng ống trên hệ thống an ninh quốc gia.


    Thông thường, những tên tội phạm sẽ không vượt qua vòng kiểm tra lý lịch bởi tiền án tiền sự mà chúng đã có từ trước. Vì vậy chúng phải chuyển sang cách khác, đó là thực hiện giao dịch buôn bán súng chui từ các cá nhân, tổ chức phi pháp. Hầu hết số vũ khí mà bọn tội phạm mang theo mình đều là vũ khí có được bằng mua bán bất hợp pháp.

    Một lý do nữa giải thích cho sở hữu súng quá dễ dàng ở Mỹ, đó là giá thành một khẩu súng không hề đắt, nếu không muốn nói là vô cùng rẻ so với mặt bằng thu nhập người Mỹ. Chỉ với 300-500 USD (6-10 triệu VND), một người dân có thể sở hữu súng ngắn đi kèm với một băng đạn, những mẫu súng đắt tiền như tiểu liên cũng chỉ rơi vào khoảng trên dưới 1.500 USD.

    Hiện tượng sao chép

    Rất nhiều kẻ xả súng ở Mỹ thường có dấu hiệu tâm thần bệnh lý, tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng số lượng người tâm lý không bình thường ở Mỹ không có dấu hiệu gia tăng trong khi số lượng các vụ thảm sát lại tăng rất nhanh.

    Theo một phân tích của đại học y tế cộng đồng Havard, các vụ việc từ năm 2011 đến 2014 đã tăng gấp ba. Nghiên cứu của Havard cũng cho thấy các vụ xả súng trong khoảng thời gian này diễn ra cách nhau khoảng 64 ngày. Trong suốt 29 năm trước, khoảng cách này là 200 ngày. Ngược lại, những vụ ngộ sát hay bạo lực súng đạn lại giảm mạnh trong hơn hai thập kỷ qua.


    Một số nhà nghiên cứu tin rằng các vụ xả súng hàng loạt này có tính “lây truyền”, khi một vụ việc xảy ra thì có khả năng cao là vụ việc tiếp theo sẽ tới chỉ sau khoảng 2 tuần, sự “lây nhiễm” này kéo dài khoảng 13 ngày.

    Hiện tượng sao chép rất dễ xảy ra ở Mỹ vì người dân dễ dàng sở hữu súng đạn hơn ở các nước khác. “Việc sở hữu súng đạn là yếu tố tiên quyết dẫn đến những vụ thảm sát trên”, Lankford nói.

    Khao khát nổi tiếng?

    Cảnh sát kiểm tra các sinh viên tại ĐH Cộng đồng Umpqua, Oregon sau khi xảy ra vụ xả súng - Nguồn: CNN

    Tuy nhiên, ở Mỹ không phải giới chức nào cũng có cùng quan điểm chính trị. Khảo sát của Pew cho thấy, sau rất nhiều vụ việc xả súng kinh hoàng, vẫn có quan chức ủng hộ việc sở hữu súng.

    Lankford đã đưa ra một giả thiết khác trong nghiên cứu của mình: “Rất khó để xác định số lượng nhưng nhiều dấu hiệu cho thấy trở nên nổi tiếng là một trong những mục tiêu quan trong nhất của thế hệ ngày nay. Điều đó có nghĩa là người Mỹ ngày càng mong muốn trở nên nổi tiếng và không có gì nghi ngờ khi nhiều người được biết đến thông qua các hành động gây sốc và các phương tiện truyền thông”.

    Kết luận, ông Lankford cho rằng nghiên cứu của mình không chỉ đưa ra những con số thực tế, cảnh báo giới chức Mỹ mà còn giúp các quốc gia khác ứng phó với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

    GIA BẢO(Tổng hợp)

    Video tin tức được xem nhiều:

    [mecloud]E9nY04htfi[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-294-vu-tham-sat-bang-sung-nam-2015-mua-sung-de-hon-mua-mot-chai-bia-a113582.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.