+Aa-
    Zalo

    Mỹ cân não với bài toán 'thân Nga' hay 'gần' Trung Quốc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trước tình hình hiện tại, Tổng thống Trump dường như đang đau đầu giải quyết bài toán lựa chọn giữa việc nên hợp tác với "gấu Nga" hay mật thiết với Trung Quốc.

    Trước tình hình hiện tại, Tổng thống Trump dường như đang đau đầu giải quyết bài toán lựa chọn giữa việc nên hợp tác với Nga hay mật thiết với Trung Quốc.

    40 năm trước, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, điều gây bất ngờ cho cả thế giới và với cả với các nhà lãnh đạo ở Moscow - những người cũng đang chờ đợi chuyến thăm của Nixon vài tháng sau đó.

    Quan hệ Mỹ-Nga-Trung vẫn là câu chuyện kéo dài từ quá khứ đến hiện tại.

    Các nhà lãnh đạo Liên Xô khi ấy đã tự hỏi, liệu sẽ có sự ra đời của một liên minh Mỹ-Trung thay thế cho sự sụp đổ liên minh Trung-Xô vào đầu những năm 1960 như họ đã từng lo ngại hay không.

    Lịch sử căng thẳng giữa Nga và Trung Quốc cho thấy, Mỹ chỉ có hai lựa chọn: Chấp nhận điều đình với Nga để cân bằng trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hoặc ngược lại, đi cùng quỹ đạo với Trung Quốc để bảo vệ trật tự quốc tế đang bị lung lay trước đối thủ mạnh nhất - Moscow.

    Jeremy Friedman từ tờ The Conversation lưu ý rằng, nước Mỹ hiện tại không đủ sức mạnh để đối đầu Nga và Trung Quốc cùng một lúc.

    Hợp tác với Nga chống Trung Quốc có hợp lý?

    Cây bút này nhận định, nếu nhìn nhận khách quan một cách thực tế, Trung Quốc đã gây thiệt hại nhiều hơn đến lợi ích của Mỹ trên toàn cầu so với Nga.

    “Trung Quốc tổn hại lợi ích kinh tế của Mỹ thông qua các hoạt động thương mại không lành mạnh, trong khi làm suy yếu các liên minh của Washington ở châu Á và đặc biệt là ở châu Phi, bằng cách cung cấp các khoản viện trợ, đầu tư không được quản lý tốt”, Friedman cho hay.

    Khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và hung hăng hơn, những nỗ lực của nước này sẽ đẩy Mỹ ra khỏi cuộc chơi ở Đông Á, đồng thời trở thành thách thức ngày càng lớn đối với các lợi ích của Mỹ trên toàn cầu.

    Quan hệ Nga-Mỹ chưa kịp "ấm" đã "nguội lạnh".

    Ngược lại, những đe dọa từ phía Nga lại có xu hướng ít nghiêm trọng hơn. Friedman chỉ ra, Nga không có khả năng biến Đông Âu hay Trung Đông hoàn toàn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Thậm chí chính Moscow còn đang mất đi những sân sau ở Trung Á vào tay Trung Quốc.

    “Trong khi đó, Tổng thống Putin lại không phải là người thích gây thù chuốc oán các nước phương Tây, ông chỉ đơn giản là một người muốn nâng tầm vị thế của Nga trên trường quốc tế, người ban đầu hy vọng sẽ hợp tác với các nhà lãnh đạo phương Tây, nhưng lại không nhận được sự thiện chí đáp lại. Do đó, nước Nga của ông Putin sẽ không phải là một mối đe dọa đối với trật tự thế giới”, Friedman kết luận.

    Hoặc có thể là Trung Quốc?

    Mặc dù cho rằng hợp tác với Nga là hợp lý hơn cả, nhưng ngược lại, cây viết của tờ The Conversation cũng đặt ra câu hỏi, phải chăng Mỹ cũng có thể liên kết với Trung Quốc để áp đảo sức mạnh và làm giảm tầm ảnh hưởng của Nga đúng như những gì mà Washington mong muốn bấy lâu nay?

    15 năm trước, không ai có thể tưởng tượng được Moscow có thể phá hỏng sợi dây liên kết mạnh mẽ giữa các thành viên NATO hay EU. Nhưng trước những bất ổn hiện tại trong lòng các tổ chức này, người Nga đang có cơ hội lớn hơn bao giờ hết, để làm suy yếu đi tầm ảnh hưởng của Mỹ ở lục địa già.

    Sự hỗn loạn xảy ra từ Brexit hay những điều tương tự ở châu Âu đương nhiên là điều mà Trung Quốc không hề mong muốn.

    Điều mà cường quốc châu Á hướng tới là xây dựng một trật tự toàn cầu dựa trên hòa bình, mà ở đó Bắc Kinh sẽ nắm chắc thương mại, trong khi giao lại trách nhiệm về an ninh cho Mỹ.

    Trung Quốc đang có nhiều lợi ích chung phù hợp với Mỹ.

    Sau khoảng thời gian ngắn ngủi muốn cô lập Trung Quốc và xây dựng quan hệ gần gũi với Nga, chính quyền Trump đang đối mặt với quá nhiều rắc rối, cũng như những bất đồng mới nảy sinh.

    Moscow vẫn muốn Washington rút khỏi những khu vực mà tầm ảnh hưởng của Nga đã lấp đầy như Syria.

    Sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đòn tấn công bằng tên lửa của Tổng thống Trump vào căn cứ quân sự nước này đang cho thấy những bất đồng khó giải tỏa giữa hai nhà lãnh đạo, đến mức ông chủ Nhà Trắng cũng phải thừa nhận: "Chúng tôi không hòa hợp với Nga chút nào".

    Theo bình luận viên Josh Lederman của tờ AP, Tổng thống Trump đang phải tập trung vào mối đe dọa hạt nhân đến từ Triều Tiên khi các dấu hiệu cho thấy, Bình Nhưỡng có thể sớm tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân ần thứ 6.

    Những diễn biến khó lường ở Đông Bắc Á đã thay đổi suy nghĩ của ông chủ Nhà Trắng. Hiện tại, ông Trump đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên và chịu nới lỏng những lời chỉ trích của mình với quốc gia này.

    "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã rất cố gắng trong vấn đề Triều Tiên", ông nói.

    Với tuyên bố tháo bỏ cho Trung Quốc cáo buộc - quốc gia thao túng tiền tệ. Đây được coi là nhượng bộ lớn thứ hai của ông Trump trước nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, sau khi khẳng định ông sẽ tôn trọng chính sách "một Trung Quốc" và không can thiệp vào vấn đề chủ quyền với Đài Loan của Bắc Kinh.

    Tuy nhiên, cho đến hiện tại, sau hai nhượng bộ rất lớn, giới quan sát cho rằng, vẫn chưa chắc Washington có thể đạt được điều mình đang hướng tới.

    Evan Medeiros, cố vấn cấp cao dưới thời Obama, nói: "Mỹ vẫn chưa nhận được bất cứ điều gì từ Trung Quốc". Câu hỏi được đặt ra ở đây là, nếu Bắc Kinh không mang đến những điều Tổng thống Trump muốn, ông sẽ làm gì tiếp theo?

    Nhà Trắng đã nghĩ rằng quyết định hạn chế nhập khẩu than từ Triều Tiên của Bắc Kinh là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã lắng nghe những yêu cầu từ phía chính quyền Trump.

    Tuy nhiên, Lederman chỉ ra đây chỉ đơn thuần là quyết định mà Trung Quốc đồng ý thực hiện theo chủ đích của các biện pháp trừng phạt mà Liên Hợp Quốc thông qua năm ngoái - trước khi Tổng thống Trump nhậm chức.

    Trong khi đó Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn trong việc phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. Cũng giống như ông Obama, Tổng thống Trump nhấn mạnh, mục đích duy nhất của hệ thống là bảo vệ trước mối đe dọa từ Triều Tiên.

    Nhưng Bắc Kinh không cảm thấy hài lòng về điều này và không thích một hệ thống radar tinh vi có thể nhìn thấu vào lãnh thổ Trung Quốc. Rõ ràng cái bắt tay hợp tác mà Trump đưa ra cho Bắc Kinh chưa chắc đã được đáp lại.

    Quốc Vinh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-can-nao-voi-bai-toan-than-nga-hay-gan-trung-quoc-a187697.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Năm 2017: Quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng?

    Năm 2017: Quan hệ Mỹ - Trung sẽ căng thẳng?

    (ĐSPL)- Năm 2017 được giới quan sát chính trị quốc tế dự báo sẽ là năm diễn ra nhiều sự bất ngờ, đặc biệt sau ngày 20/1 khi ông Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng