+Aa-
    Zalo

    Mỹ nói gì sau khi Nga đưa ra cảnh báo trên Biển Đen?

    (ĐS&PL) - Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định Mỹ không có kế hoạch hỗ trợ các tàu cập cảng Ukraine, đồng thời cho biết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Kiev để đưa ngũ cốc của nước này ra thị trường.

    RT đưa tin ngày 19/7, trước câu hỏi của phóng viên về cảnh báo của Bộ Quốc phòng Nga rằng tất cả các tàu hướng đến các cảng Ukraine ở Biển Đen sẽ bị coi là mục tiêu quân sự, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định Mỹ không có kế hoạch hỗ trợ các tàu cập cảng Ukraine.

    Bà Jean-Pierre cũng cho hay, Washington sẽ “tiếp tục hỗ trợ nỗ lực của Kiev để đưa ngũ cốc của nước này ra thị trường”, đồng thời đề cập tới gói viện trợ trị giá 250 triệu USD cùng hạt giống, phân bón, hỗ trợ bảo quản và chế biến nông sản.

    Tuy nhiên, khi được hỏi Mỹ dự định tăng cường khả năng hải quân của Ukraine ra sao, Thư ký báo chí Nhà Trắng chỉ đưa ra cam kết mơ hồ rằng Washington sẽ “đảm bảo Kiev có những gì họ cần để tự vệ”.

    Thiết bị an ninh cảng và bến cảng được đưa vào gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD do Lầu Năm Góc công bố hôm 19/7. Với gói viện trợ này, Ukraine còn nhận được Hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến quốc gia (NASAMS), máy bay không người lái (UAV) Phoenix Ghost và Switchblade, đạn pháo bổ sung và thiết bị rà phá bom mìn, thiết bị trinh sát điện tử và chống UAV, cùng các loại vũ khí chính xác trên không.

    Gói viện trợ mới nâng tổng viện trợ quân sự do Mỹ cung cấp lên tới 42,6 tỷ USD kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào đầu năm 2022.

    my noi gi sau khi nga dua ra canh bao tren bien den
    Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo trong tương lai, tất cả các tàu đi đến cảng Ukraine ở Biển Đen “sẽ bị coi là tàu chở hàng quân sự tiềm tàng”. Ảnh minh họa: Getty Images

    Bình luận của bà Jean-Pierre đã xác nhận những điều mà phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby nói trước đó. Cụ thể, đầu tuần này, ông Kirby đã loại trừ khả năng sử dụng trang thiết bị quân sự của Mỹ để bảo vệ các chuyến hàng ngũ cốc vào và ra khỏi các cảng của Ukraine. Thay vào đó, Mỹ sẽ làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo ngũ cốc được vận chuyển đến nơi cần đến.

    Theo RT, ngày 17/7, Nga đã rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, cáo buộc Mỹ không giữ lời hứa dỡ bỏ một số hạn chế được áp đặt sau chiến dịch quân sự của Moscow tại Kiev, bao gồm tái kết nối các ngân hàng của Nga với hệ thống thanh toán SWIFT, mở một đường ống dẫn khí amoniac đến Italy, cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp và các linh kiệm, bỏ cấm vận bảo hiểm vận tải và hậu cần khác.

    Điện Kremlin cũng lên án “cuộc tấn công khủng bố” do UAV của Ukraine thực hiện nhằm vào cây cầu Crimean, khiến một đôi vợ chồng tử vong trên xe, còn con của họ bị thương nặng. Tuy nhiên, Nga phủ nhận sự việc này là một yếu tố dẫn đến quyết định rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc.

    XEM THÊM: Mỹ lý giải việc chậm chuyển máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine

    Hôm 19/7, Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo trong tương lai, tất cả các tàu đi đến cảng Ukraine “sẽ bị coi là tàu chở hàng quân sự tiềm tàng” và các nước có cờ treo trên những tàu như vậy sẽ được xem như là một bên “tham gia vào cuộc xung đột Ukraine theo phe Kiev”.

    Trước đó, ngày 18/7, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky kêu gọi Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục thỏa thuận ngũ cốc mà không có Nga. Ông Zelensky nhấn mạnh rằng “mọi thứ phải được thực hiện để chúng tôi có thể sử dụng hành lang Biển Đen”.

    Đinh Kim (Theo RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/my-noi-gi-sau-khi-nga-dua-ra-canh-bao-tren-bien-den-a583623.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan