+Aa-
    Zalo

    Nam dân quân bị rắn lục đuôi đỏ cắn khi đi làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong lúc đang tham gia tuần tra làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, một dân quân tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn.

    Trong lúc đang tham gia tuần tra làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, một dân quân tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

    Sáng ngày 3/5, trao đổi với báo chí, lãnh đạo thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xác nhận thông tin trên và cho biết, hiện sức khỏe của đoàn viên Trần Ngọc Hà (20 tuổi, ở khóm Tây Chín) đã ổn định.

    Được biết, đoàn viên Trần Ngọc Hà là dân quân của thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa. Vào đêm ngày 2/5, khi đang đi tuần tra phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn khóm Duy Tân (địa bàn này thuộc khu vực biên giới Việt-Lào, áp sông Sê Pôn và Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo), thì anh Hà bị một con rắn lục đuôi đỏ cắn.

    Phát hiện sự việc, mọi người đã nhanh chóng đưa anh Hà đến trung tâm Y tế huyện để sàng lọc, giải độc.

    Rắn lục đuôi đỏ có nọc độc chỉ xếp sau loài rắn hổ mang chúa. Ảnh minh họa

    Sáng ngày 3/5, lãnh đạo thị trấn Lao Bảo cũng đến thăm và tặng quà động viên anh Trần Ngọc Hà.

    Được biết, rắn lục đuôi đỏ có mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Đây là loài rắn có nọc độc chỉ xếp sau loài rắn hổ mang chúa. Điểm khác biệt là rắn lục đuôi đỏ không đẻ trứng mà đẻ ra rắn con, mỗi lứa đẻ từ 7-16 con. Trong mùa sinh sản, rắn cái rất hung dữ và có nọc độc nguy hiểm. Loại rắn này có nhiều nọc độc với hơn 20 thành phần khác nhau. Hơn nữa, vết cắn của loài rắn này thường bị chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. 

    Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Nếu không được sơ cứu đúng cách và cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị sốc tâm lý, chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến mất mạng. Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ không tác động lên hệ thần kinh mà thường tác động lên hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu, sưng nề hoặc hoại tử.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nam-dan-quan-bi-ran-luc-duoi-do-can-khi-di-lam-nhiem-vu-phong-chong-dich-covid-19-a364416.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan