+Aa-
    Zalo

    Nga sa thải các quan chức che giấu thu nhập

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tòa án Hiến pháp phán quyết mọi công chức Nga đều có thể bị sa thải, nếu cố tình che giấu kê khai không chính xác về thu nhập của mình.

    (ĐSPL) - Tòa án Hiến pháp phán quyết mọi công chức Nga đều có thể bị sa thải, nếu cố tình che giấu kê khai không chính xác về thu nhập của mình.  
    Báo chí Nga đưa tin việc bãi nhiệm này là phương pháp hiệu quả chống tham nhũng.
    Theo báo RBC Daily, cựu nhân viên FSB Vyacheslav Vorobyov tại Primorsky Krai (Viễn Đông Nga) đã gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Hiến pháp. Ông yêu cầu thừa nhận một số quy định trong luật liên bang "Về nghĩa vụ quân sự” là không hợp hiến, theo đó người lính mất tín nhiệm sẽ bị sa thải. Trước đó, Vyacheslav Vorobyov không kê khai trong bản thu thập số tiền nhận được từ việc bán xe. Sau khi Vorobiev bị kiểm tra, FSB quyết định sa thải quân nhân này. Tòa từ chối khôi phục lại chức vụ cho Vorobyev.
    Nga sa thải các quan chức che giấu thu nhập

    Nga sa thải các quan chức che giấu thu nhập

    Theo một số tờ báo, phương pháp chống tham nhũng mà Tòa án Hiến pháp lựa chọn không phải là hoàn toàn mới đối với nước Nga nhưng đã chứng tỏ hiệu quả. Báo Kommersant cho biết vì lý do giấu diếm thu nhập, hàng năm có hàng trăm cán bộ, bao gồm cả quan chức cấp cao, bị mất chức ở Liên bang Nga.
    Các vụ bãi nhiệm này bắt đầu được thực hành kể từ khi luật chống tham nhũng được thông qua năm 2008. Hàng năm có khoảng 1,5 triệu công chức khai báo thu nhập. Trong năm 2012, do mất tín nhiệm, 322 cán bộ cao cấp Nga bị miễn nhiệm vì đã khai báo thấp số tiền thu nhập của họ trong năm 2011. Năm ngoái, khi kiểm tra thu nhập năm 2012, đã xác định được có 200 cán bộ che giấu thu nhập. Tất cả những người này đều bị sa thải vì mất tín nhiệm.
    Tạp chí Chuyên gia trực tuyến nhắc lại các biện pháp toàn quốc chống tham nhũng được thực hiện năm ngoái. Trong tháng 5/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật cấm quan chức cấp cao và cán bộ công chức có tài khoản nước ngoài và chứng khoán của các ngân hàng nước ngoài. Tài liệu này áp dụng đối với những người giữ các chức vụ trong chính phủ, các tập đoàn, các quỹ và các tổ chức khác được thành lập theo luật liên bang. Tạp chí này viết: "Các nghị sỹ và quan chức chính phủ có 3 tháng để lựa chọn: hoặc chức vụ hoặc tài sản nước ngoài. Những ai coi trọng chức vụ thì đóng tài khoản tại các ngân hàng nước ngoài và bán doanh nghiệp. Những ai coi trọng thu nhập thì phải từ chức".
    Tạp chí Chuyên gia trực tuyến nêu ví dụ về cựu thứ trưởng Bộ Thông tin Denis Sverdlov. Ngày 2/8/2013, ông Sverdlov đệ đơn xin từ chức và là quan chức cấp cao đầu tiên của chính phủ Nga từ bỏ chức vụ vì lệnh cấm sở hữu tài khoản và tài sản nước ngoài.
    Nga sa thải các quan chức che giấu thu nhập

    Ở Mỹ và Châu Âu, che giấu thu nhập là dấu hiệu của làm giàu phi pháp, dẫn đến truy tố hình sự.

    Theo báo chí Nga, cuộc chiến chống tham nhũng của Tòa án Hiến pháp có thể sẽ còn cứng rắn hơn nữa. "Trong trường hợp này, luật pháp của Nga quy định chỉ sa thải và đó là hình phạt nhẹ nhất," lãnh đạo Ủy ban quốc gia chống tham nhũng Kirill Kabanov cho biết. Theo ông Kabanov, Mỹ và các nước Châu Âu có biện pháp cứng rắn hơn. Ở các nước đó,  "khai báo thu nhập và thu nhập thực tế vênh nhau là dấu hiệu của việc làm giàu phi pháp, dẫn đến truy tố hình sự". Tuy nhiên, ông Kabanov cho rằng lựa chọn “mềm" của nước Nga là biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả.
    Văn Linh (theo Tiếng nói nước Nga) 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nga-sa-thai-cac-quan-chuc-che-giau-thu-nhap-a22359.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan