+Aa-
    Zalo

    Ngân hàng được phép hoàn tiền cho người chuyển nhầm khi nào?

    (ĐS&PL) - Chuyển nhầm tiền không phải chuyện hiếm, nhưng ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm hay tự phong tỏa tài khoản.

    Theo quy định hiện nay, ngân hàng chỉ được hoàn tiền cho người chuyển nhầm tài khoản, hoặc phong tỏa khoản tiền bị chuyển nhầm.

    Vì vậy, ngay khi phát hiện tiền bị chuyển nhầm, khách hàng cần lập tức báo cho ngân hàng và chờ ngân hàng giải quyết với bên nhận. Chi khi ngân hàng đã làm việc với cả bên gửi, bên nhận và xác nhận đúng số tiền chuyển nhầm thì mới có thể hoàn tiền cho người chuyển.

    Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng nhận được giấy tờ từ cơ quan có thẩm quyền, ngân hàng cũng có thể phong tỏa tài khoản. Do đó, nếu người nhận nhầm không trả lại tiền cho bên chuyển nhầm thì nên báo với công an để được giúp đỡ.

    Ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm hay tự phong tỏa tài khoản.

    Ngân hàng không được tự ý hoàn tiền cho người chuyển nhầm hay tự phong tỏa tài khoản.

    Theo một lãnh đạo ngân hàng, trường hợp khách chuyển nhầm tiền, phía ngân hàng không được tự ý hoàn lại dựa trên yêu cầu của khách hàng. Vì điều này sẽ tạo kẽ hở để gian lận trong thương mại. Ví dụ như người mua chụp hình đã chuyển khoản cho người bán hàng và hàng được gửi đi, tuy nhiên sau đó lại yêu cầu nhà băng hoàn tiền với lý do nhầm lẫn sẽ gây thiệt hại cho người bán hàng.

    Đối với trường hợp khách hàng nhầm lẫn khi giao dịch tại quầy, ngân hàng có thể dừng lệnh chuyển khi tiền chưa đến tài khoản người nhận.

    Tuy nhiên, với các giao dịch chuyển tiền online, việc hoàn tiền chỉ được thực hiện khi ngân hàng xác định đúng là khoản tiền nhầm lẫn khi có sự đồng ý của cả người chuyển và người nhận. Nếu không thể liên hệ với người nhận hoặc người nhận không đồng ý hoàn tiền, ngân hàng cũng không thể tự ý phong tỏa hay hoàn lại tiền cho người chuyển.

    Quy định cũng ghi rõ, phía ngân hàng chỉ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ tài khoản khi có văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, nếu vẫn không liên hệ được với người nhận hoặc họ không tự nguyện trả lại, người chuyển cần khởi kiện dân sự hoặc báo công an để nhận sự hỗ trợ. Khi nhận được thông báo từ công an, ngân hàng sẽ phong tỏa khoản tiền chuyển nhầm.

    Quy trình thực hiện khởi kiện hoặc điều tra của công an có thể mất thời gian, nhưng người chuyển nhầm sẽ lấy lại được tiền. Người nhận tiền nếu cố tình không hoàn trả thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự tội chiếm giữ trái phép tài sản.

    Vì vậy, mặc dù các giao dịch online ngày càng nhanh và tiện nhưng cũng kèm theo rủi ro, các chuyên gia khuyến cáo chủ tài khoản cần đối soát trước khi thanh toán hay chuyển tiền.

    Đối với giao dịch chuyển tiền nhanh, ngay sau bước nhập ngân hàng và gõ tài khoản, tên người nhận sẽ được hiển thị tự động. Các ngân hàng khuyến cáo người chuyển tiền cần kiểm tra lại họ tên cũng như số tài khoản một lần nữa để tránh sai sót. 

    V.A(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ngan-hang-uoc-phep-hoan-tien-cho-nguoi-chuyen-nham-khi-nao-a409642.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan