+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ bệnh tật từ nước bẩn: Nguồn nước trong gia đình bạn đã đảm bảo chưa?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhiều người tưởng rằng, nguồn nước của gia đình là “nước sạch” nhưng họ không biết rằng, có thể nguồn nước đó chứa lượng tạp chất vượt mức cho phép.

    Nhiều người tưởng rằng, nguồn nước của gia đình là “nước sạch” nhưng họ không biết rằng, có thể nguồn nước đó chứa lượng tạp chất vượt mức cho phép.

    Vậy giải pháp là, bạn cần kiểm tra chất lượng nước tại khu dân cư mình bằng cách lấy nước mang đi kiểm nghiệm một cách khoa học. Hoặc tối thiểu, bằng cảm quan, bạn có thấy trong khu dân cư bạn ở có bị ô nhiễm nguồn nước không?

    Nước ăn uống , sinh hoạt của hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bẩn và ô nhiễm hóa chất do việc quản lý nước thải đô thị, nước thải công nghiệp và nông nghiệp không phù hợp.

    Ước tính có khoảng 842 000 người chết mỗi năm vì tiêu chảy do không đảm bảo an toàn nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường và vệ sinh tay. 361 000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm có thể tránh được nếu các yếu tố nguy cơ ô nhiễm nước được giải quyết. Ở những nơi thiếu nước sạch, mọi người thường không rửa tay, do đó làm tăng thêm khả năng tiêu chảy và các bệnh khác.

    Tiêu chảy là bệnh được biết đến rộng rãi nhất liên quan đến thực phẩm và nước bị ô nhiễm nhưng có những mối nguy hiểm khác. Gần 240 triệu người bị nhiễm bệnh sán máng – một bệnh cấp tính và mãn tính do ký sinh trùng có trong nước bị ô nhiễm.

    Để có nguồn nước sạch cho nhiều tỉnh thành, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đã xây dựng một bộ 5 chỉ số về dịch vụ nước sạch nông thôn và dự kiến triển khai trên 63 tỉnh/thành. Trung tâm này đã có được ngân sách để thực hiện tập huấn giảng viên tại các tỉnh về bộ chỉ số mới này cùng với ngân hàng thế giới trong chương trình Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Dựa trên Kết quả thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Nước sạch cung cấp cần theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

    Các chỉ tiêu về nước sạch

    Cụ thể, QCVN 02:2009/BYT: Áp dụng đối với nước sinh hoạt dùng trong các hoạt động sinh hoạt thông thường hoặc dùng cho chế biến thực phẩm tại các cơ sở chế biến thực phẩm.

    Đối tượng áp dụng:  Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt bao gồm cả các co sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt (công suất 1000m3/ngày.đêm trở lên).

    QCVN 01:2009/BYT: Áp dụng với nước dùng để ăn uống, nấu nướng.

    Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống bao gồm cả các co sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt (công suất 1000m3/ngày.đêm trở lên).

    Tiêu chuẩn 6-1:2010/BYT: Áp dụng đối với nước dùng để uống trực tiếp.

    Trong đó, QCVN 01:2009/BYT áp dụng với nước máy thành phố với 109 chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu đều có mức độ đánh giá cụ thể. Trên các chỉ tiêu đó mà các cơ quan chức năng có thể đánh giá và kiểm tra chất lượng nguồn nước và tiêu chuẩn xây dựng nhà máy, trạm cấp nước, đồng thời là cơ sở để người tiêu dùng tự kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước mà gia đình mình đang sử dụng.

    Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước.

    Ở đây, ta tập trung xét đến QCVN 01:2009/BYT :Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

    Hữu Bằng
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-benh-tat-tu-nuoc-ban-nguon-nuoc-trong-gia-dinh-ban-da-dam-bao-chua-a254436.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan