+Aa-
    Zalo

    Nguy cơ nhiễm độc vì đồ sứ bị nhiễm chì

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đồ sứ bị nhiễm chì xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường do các cơ sở sản xuất cho thêm chì vào trong quá trình nung nấu nhằm cắt giảm chi phí.

    (ĐSPL) - Đồ sứ bị nhiễm chì xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường do các cơ sở sản xuất cho thêm chì trong quá trình nung sản phẩm nhằm cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và để sản phẩm có hoa văn bắt mắt người tiêu dùng.

    Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện trên cả nước có gần 300 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đồ gốm sứ gia dụng, chiếm 30\% thị phần cả nước. Hàng Trung Quốc hoặc hàng không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch chiếm đến gần 70\% thị phần.

    Các sản phẩm trôi nổi này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định. Bởi các cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận nên đã cắt giảm năng lượng trong quá trình nung chỉ ở mức 800 - 1.100 độ C thay vì 1.200 - 1.500 độ C như thông thường. 

    Chính vì vậy mà các sản phẩm gốm, sứ nhiễm chì trên có khả năng gây nhiễm độc cao cho người tiêu dùng.

     Người tiêu dùng tránh chọn những sản phẩm bát, đĩa bằng sứ bắt mắt, hoa văn sặc sỡ vì có nguy cơ pha chì cao. 

    TS. Nguyễn Duy Thịnh khi chia sẻ trên tờ Gia đình xã hội nhấn mạnh đến tác hại của những sản phẩm nhiễm chì, nếu đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả... có axít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng, thôi nhiễm vào thức ăn và gây độc cho cơ thể. Hàm lượng chì ở ly, cốc, bát đĩa có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da khi người cầm, nắm sản phẩm.

    Để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng khuyến cáo người dân nên mua bát đĩa gốm sứ chất lượng cao, màu trắng, ít hoa văn, trơn nhưng không quá bóng loáng, nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt. 

    Khi làm chín thức ăn trong lò vi sóng, người dân cũng không dùng bát đĩa gốm sứ vì nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ, mà nên để trong lọ thủy tinh.

    Với đồ thủy tinh, tránh những đồ long lanh, bắt mắt. Chỉ nên dùng sản phẩm thủy tinh không có lớp sơn bọc lòe loẹt ở ngoài (vì lớp tráng có thể nhiễm chì). Nên dùng hàng có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ hàm lượng chì (nếu có) trên bề mặt.

    Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc của bát đĩa gốm sứ bằng cách: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nguy-co-nhiem-doc-vi-do-su-bi-nhiem-chi-a52139.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan