+Aa-
    Zalo

    Nhạc sĩ Thuận Yến qua đời ở tuổi 83

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Nhạc sĩ Thuận Yến mất tại nhà riêng do bệnh hen tái phát.

    (ĐSPL) - Nhạc sĩ Thuận Yến mất tại nhà riêng do bệnh hen tái phát.

     Nhạc sĩ Thuận Yến.

    Mới đây, trên trang cá nhân của cháu ngoại nhạc sĩ Thuận Yến là Thiện Thanh (con gái ca sĩ Thanh Lam và nhạc sĩ Quốc Trung) thông báo tin buồn từ gia đình rằng, ông ngoại của cô là nhạc sĩ Thuận Yến đã qua đời. Cô viết: "Ông yên nghỉ thanh thản ông nhé... Cả nhà và mọi người đều thương yêu ông... Con thương ông... Ông ngoại..."

     Chia sẻ của Thiện Thanh trên trang cá nhân.

    Theo tin tức từ Vnexpress và Zing, sau khi liên lạc với ca sĩ Thanh Lam và nhạc sĩ Trí Minh là 2 con của nhạc sĩ Thuận Yến, Tham Lam và Trí Minh nói rằng, nhạc sĩ Thuận Yến mất do bệnh hen tái phát dẫn đến khó thở. Hiện tại, các con cháu đều đã có mặt đầy đủ tại nhà riêng của ông ở đường Đê La Thành, Hà Nội để chuẩn bị cho việc hậu sự. Trước khi đi ông cũng không dặn dò nhiều với con cháu. Những ngày tháng an hưởng tuổi già, ông luôn lo lắng, trăn trở về hạnh phúc của Thanh Lam. Tuy nhiên, những năm cuối đời, vì căn bệnh mất trí nhớ Alzheimer, ông không nhận ra được ngay cả cô con gái yêu của mình.

     Nhạc sĩ Thuận Yến thời trẻ.

     Nhạc sĩ Thuận Yến bên vợ và hai con.

    Lễ truy điệu nhạc sĩ Thuận Yến được tổ chức vào 12h30 ngày 27/5 tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng. Lễ an táng diễn ra 15h cùng ngày tại nghĩa trang công viên vĩnh hằng.

    Nhạc sĩ Thuận Yến tên khai sinh là Đoàn Hữu Công, sinh ngày 15/8/1932 (theo thông tin gia đình cung cấp), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông là cán bộ văn nghệ của Đoàn văn công Khu ủy Liên khu V từ năm 1949, sau đó theo học lớp Trung cấp sáng tác tại Trường Âm nhạc VN. Bước vào kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông viết những bài hát động viên thanh niên lên đường: Ba lô ta buộc cho chặt, Vành lá nguỵ trang rất xanh...

    Năm 1965, ông lên đường trở lại chiến trường sáng tác, lấy bút danh là Thuận Yến, ông sáng tác nhiều ca khúc như: Hát mừng quê ta giải phóng, Mỗi bước ta đi, Bài ca tiếp vận, Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin. Ông đã có mặt trên chiến trường Trị Thiên - Huế và khi cuộc đấu tranh chính trị phát triển mạnh, ông đã viết ca khúc Người mẹ miền Nam tay không thắng giặc được nhanh chóng phổ biến rộng rãi ở cả hai miền Nam, Bắc.

    Sau đó, Thuận Yến theo học sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội. Kết thúc khóa học, ông về Đoàn Văn công Tổng cục Xây dựng kinh tế, viết những ca khúc nổi tiếng về đề tài ca ngợi lãnh tụ: Bác Hồ - một tình yêu bao la, Vầng trăng Ba Đình và những đề tài khác như: Lênin, Người đến đất nước tôi (Giải nhì cuộc thi nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam), Hương tràm, Chia tay hoàng hôn (thơ Hoài Vũ), Tình yêu không lời.

    Một số album chọn lọc ca khúc Thuận Yến đã được phát hành như: Đi tìm trái tim (Sài Gòn Audio), Chia tay hoàng hôn (DIHAVINA). Ông đã được nhiều giải thưởng: Vầng trăng Ba Đình (Giải nhất ca khúc của Bộ văn hoá, 1987), Màu hoa đỏ (Giải ca khúc xuất sắc của Bộ quốc phòng, 1994), Chia tay hoàng hôn (Giải bài hát được nhiều người ưa thích năm 1992-1993 của Đài Tiếng nói VN).

    Gia đình Thuận Yến được coi là gia đình âm nhạc. Vợ của ông là nghệ sĩ đàn tranh Thanh Hương. Con gái lớn của ông là diva Thanh Lam, con trai là nhạc sĩ, DJ Trí Minh - người sáng lập Liên hoan âm thanh Hà Nội. Năm 2009, các con ông đã thực hiện liveshow Tình yêu không lời dành tặng cha.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhac-si-thuan-yen-qua-doi-o-tuoi-83-a34206.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan