+Aa-
    Zalo

    Nhét tiền lẻ vào chai nhựa trả phí BOT: Liệu có phạm luật?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Luật sư cho biết, pháp luật Việt Nam không cấm người dân sử dụng tiền lẻ để tiêu dùng. Vì vậy việc dùng tiền mệnh giá nhỏ để trả phí BOT không vi phạm luật.

    Luật sư cho biết, pháp luật Việt Nam không cấm người dân sử dụng tiền lẻ để tiêu dùng. Vì vậy việc dùng tiền mệnh giá nhỏ để trả phí BOT không vi phạm luật.

    Vừa qua, tại trạm thu phí trên đường tránh Cai Lậy (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) đã xảy ra sự việc hy hữu khi nhiều tài xế trả phí BOT bằng tiền lẻ được nhét vào chai nhựa.

    Tiền trả phí được sử dụng có mệnh giá rất nhỏ, có khi là là những tờ 200 hoặc 500 đồng và được vò nhàu trong chai nhựa. Điều này gây khó khăn cho các nhân viên ở trạm khi kiểm tiền và dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.


    Tiền lẻ được nhét vào chai nhựa để trả phí BOT. (ảnh Vietnamnet)

    Câu chuyện các tài xế dùng tiền mệnh giá nhỏ để thanh toán tại các trạm BOT không còn mới. Hầu hết lý do được những tài xế này đưa ra chính là những bất cập của các trạm thu phí.

    Xung quanh sự việc kể trên, có nhiều luồng dư luận trái chiều, một số ý kiến cho rằng, việc làm của các tài xế có biểu hiện của việc cố tình chống đối, gây mất trật tự, ảnh hưởng an toàn giao thông cũng như gây ùn tắc, cản trở các phương tiện hoạt động.

    Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với các luật sư để sáng tỏ vấn đề trên phương diện pháp lý.

    Luật sư Tạ Ngọc Bảo - Công ty Luật Bảo Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, nếu xét về mặt hình thức, việc các tài xế sử dụng tiền mệnh giá nhỏ (tiền thật) để trả phí BOT là không phạm luạt.

     “Pháp luật Việt Nam không hề cấm việc sử dụng tiền lẻ, miễn nó là tiền thật được Nhà nước công nhận.” – Luật sư Bảo cho hay.

    Tuy nhiên, bàn về việc các tài xế nhét tiền vào chai nhựa rồi mới thanh toán phí BOT, Luật sư Tạ Ngọc Bảo cho rằng việc này có dấu hiệu chống đối, gây khó dễ cho nhân viên thực hiện dịch vụ.

    Luật sư Lê Văn Kiên – trưởng văn phòng Luật sư Ánh sáng & Công lý thì cho rằng, việc này có thể gây ùn tắc giao thông trên diện rộng.

    “Nếu việc trả tiền lẻ bỏ vào chai nhựa là mưu đồ để các tài xế cố tình tạo ra căng thẳng, gây rối trật tự công cộng hoặc làm ùn tắc nghiêm trọng giao thông, làm ảnh hưởng đến sự lưu thông bình thường thì cần xử lý.” – Luật sư Kiên cho hay.

    Đề cập đến giải pháp để khắc phục tình trạng này, Luật sư Ngọc Bảo cho rằng: “Cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc các tài xế làm như vậy, từ đó mới có giải pháp khắc phục. Theo tôi, việc làm trước mắt các công ty BOT có thể gắn thẻ chip miễn phí cho các hộ dân quanh vùng, hay việc triển khai vé tháng cũng là việc có thể áp dụng để tránh hiện tượng trả phí BOT bằng tiền lẻ.”.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhet-tien-le-vao-chai-nhua-tra-phi-bot-lieu-co-pham-luat-a198494.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan