+Aa-
    Zalo

    Nhiệt độ trung bình toàn cầu lập kỷ lục mới trong 2 ngày liên tiếp

    (ĐS&PL) - Nhiệt độ trung bình toàn cầu chạm mốc 17 độ C lần đầu tiên hôm 3/7 và tiếp tục lập kỷ lục mới vào ngày sau đó.

    Theo kết quả sơ bộ do các nhà khí tượng học Mỹ công bố, ngày 4/7 là ngày nóng nhất từng được ghi nhận khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên mức cao kỷ lục trong ngày thứ 2 liên tiếp.

    The Journal dẫn dữ liệu từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày trên bề mặt Trái Đất đạt 17,18 độ C hôm 4/7, vượt mức 17 độ C được ghi nhận một ngày trước đó.

    Đây là một dấu hiệu mới về tác động của biến đổi khí hậu do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Được biết, kỷ lục nhiệt độ trung bình toàn cầu trước đó được ghi nhận vào ngày 24/7/2022, ở mức 16,92 độ C.

    Nếu so sánh thì nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu dao động trong khoảng 12 độ C đến dưới 17 độ C vào bất kỳ ngày nào trong năm, đạt mức 16,2 độ C vào thời điểm đầu tháng 7 trong giai đoạn 1979 - 2000.

    Kỷ lục nói trên chưa được chứng thực bằng các phép đo khác nhưng có thể bị phá vỡ một lần nữa khi bán cầu Bắc bắt đầu bước vào mùa hè.

    nhiet do trung binh toan cau lap ky luc moi trong 2 ngay lien tiep
    Thế giới hiện nóng hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đang phải chịu các tác động của khủng hoảng khí hậu như nắng nóng, hạn hạn và băng tan. Ảnh minh họa: The Journal

    Trao đổi với AFP, Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU) xác nhận ngày 3/7 là ngày nóng nhất trong hệ thống dữ liệu được thống kê từ năm 1940 của họ. Hiện, cơ quan này chưa thể xác nhận dữ liệu cho ngày 4/7.

    Nhiệt độ trung bình toàn cầu thường tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Thậm chí trong tháng 6 vừa qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức nóng nhất mà Copernicus từng ghi nhận vào đầu tháng 6.

    XEM THÊM: Liên Hợp Quốc cảnh báo các quốc gia về tình hình thời tiết cực đoan do El Nino

    Nhiệt độ có khả năng tăng cao hơn và vượt mức trung bình lịch sử vào năm 2024, khi xảy ra hiện tượng El Nino tại Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, hoạt động của con người, chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, đang tiếp tục tạo ra khoảng 40 tỷ tấn CO2 khiến Trái Đất nóng lên mỗi năm.

    Hồi năm 2015, Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu kêu gọi các nước cố gắng hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, không để con số này vượt quá 2 độ C. Hiện tại, thế giới nóng hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời đang phải chịu các tác động của khủng hoảng khí hậu như nắng nóng, hạn hạn và băng tan.

    Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), quy mô của những thay đổi gần đây đối với khí hậu là “chưa từng có” trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Rõ ràng, tác động của con người đã khiến bầu khí quyển, đại dương và mặt đất ấm lên.

    Nhiệt độ bề mặt toàn cầu dự kiến sẽ vượt mức 1,5 độ C, rồi tiếp tục vượt qua con số 2 độ C nếu không “giảm mạnh” lượng khí thải CO2 và các khí nhà kính khác.

    Đinh Kim (Theo The Journal)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhiet-do-trung-binh-toan-cau-lap-ky-luc-moi-trong-2-ngay-lien-tiep-a581912.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan