+Aa-
    Zalo

    Những lưu ý về bệnh viêm tiểu phế quản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi rất thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh gây viêm và tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ của phổi.

    viem

    Viêm tiểu phế quản là bệnh gì? 

    Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng phổi rất thường gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh gây viêm và tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ của phổi. Nguyên nhân gây bệnh được xác định do virus gây nên và mùa đông là thời điểm bùng phát của bệnh này.

    Viêm phế quản khởi phátvới các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường nhưng sau đó tiến triển thành ho, khò khè và đôi khi gây khó thở cho trẻ. Các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, thậm chí một tháng.

    Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hầu hết các trường hợp bệnh sẽ được điều trị ngoại trú và rất hiếm trường hợp trẻ em cần nhập viện.

    Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản là do đâu? 

    Viêm tiểu phế quản xuất hiện khi một loại virus xâm nhập vào tiểu phế quản của phổi. Nhiễm trùng làm cho các tiểu phế quản sưng lên gây viêm, làm tăng chất nhầy trong lòng phế quản, khiến không khí khó lưu thông ở phổi.

    Nguyên nhân viêm tiểu phế quản phần lớn là do virus hợp bào (respiratory syncytial virus) gây nên. RSV là loại virus thường gặp nhất gây lây nhiễm ở mọi trẻ em dưới 2 tuổi. Mùa đông là thời điểm thích hợp gây bùng phát bệnh nhiễm virus RSV. 

    Bên cạnh đó, viêm phế quản còn có thể được gây bởi các loại virus khác, kể cả những loại gây ra bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Trẻ sơ sinh có thể bị tái nhiễm RSV nhiều lần do RSV có ít nhất hai chủng gây bệnh.

    Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tiểu phế quản

    Khi mới nhiễm bệnh, các triệu chứng của viêm tiểu phế quản cũng tương tự như cảm lạnh: sổ mũi; nghẹt mũi; ho; sốt nhẹ; sau một tuần mắc bệnh có thể xuất hiện triệu chứng khó thở hoặc tiếng huýt sáo khi trẻ thở ra; có thể bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

    Biến chứng của viêm phế quản nặng có thể bao gồm: môi tái xanh hoặc da bị tím tái; ngưng thở có thể xảy ra ở những trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh trong hai tháng đầu; mất nước; độ bão hòa oxy thấp và suy hô hấp.

    Nếu gặp phải biến chứng, trẻ sẽ phải nhập viện để được can thiệp. Theo chia sẻ từ bác sĩ bệnh chuyên khoa, nếu bị suy hô hấp nặng, trẻ có thể phải đặt ống nội khí quản để giúp trẻ dễ thở hơn. Trong trường hợp viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh bị sinh non, mắc các bệnh về tim hoặc phổi hoặc có hệ thống miễn dịch kém, các phụ huynh nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện ban đầu của bệnh do nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng

    saigon

    Phương pháp điều trị bệnh viêm tiểu phế quản

    Về điều trị viêm tiểu phế quản thường kéo dài từ hai đến ba tuần. Phần lớn trẻ em bị viêm tiểu phế quản có thể được chăm sóc tại nhà sau khi được thăm khám và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ với những thay đổi về hô hấp của trẻ, như trẻ khó chịu khi thở, không thể nói hoặc khóc vì khó thở.

    Viêm phế quản do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không tác dụng để điều trị. Nếu trẻ bị nhiễm vi khuẩn khác như viêm phổi, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

    Thuốc corticosteroid đường uống và hít có tác dụng làm loãng chất nhầy đã được chứng minh không có hiệu quả điều trị bệnh viêm tiểu phế quản và không được khuyến cáo sử dụng.

    Chăm sóc tại bệnh viện: Số ít trường hợp nghiêm trọng, trẻ cần được chăm sóc tại bệnh viện để kiểm soát tình trạng bệnh. Tại bệnh viện, trẻ được thở oxy để duy trì nồng độ oxy trong máu luôn đầy đủ và truyền nước qua đường tĩnh mạch để chống mất nước. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ sẽ được đặt nội khí quả để hỗ trợ trẻ thở dễ dàng hơn.

    Bá Huy

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-luu-y-ve-benh-viem-tieu-phe-quan-a500062.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.