+Aa-
    Zalo

    Những người không uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người

    (ĐS&PL) - Trà xanh là thức uống quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của người dân Việt. Tuy nhiên, có những người không nên uống trà xanh thường xuyên.

    Trà xanh là loại đồ uống được yêu thích hàng trăm năm nay ở nhiều nước. Tuy nhiên, một số người vẫn thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh hằng ngày và nên dùng bao nhiêu là tốt nhất. 

    Những công dụng của trà xanh

    Có thể giảm viêm

    Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại chấn thương và nhiễm trùng. Nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài, trở thành mạn tính có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và ung thư.

    Theo Eating Well, trà xanh có thể góp phần kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nhờ giàu polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Nghiên cứu năm 2022 trên 40 người của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho thấy, chiết xuất trà xanh làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm ở cả người khỏe mạnh và người mắc hội chứng chuyển hóa.

    nhung nguoi khong uong tra xanh keo mang benh vao nguoi2jpg
    Những người không uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.

    Hỗ trợ chức năng não

    Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, kết hợp uống trà xanh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện một số chức năng của não. L-theanine, một loại axit amin trong trà xanh, đã được chứng minh tăng cường trí nhớ và giảm lo lắng.

    Nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuropharmacology tiết lộ, những người hấp thụ 100mg L-theanine tập trung tốt hơn so với nhóm dùng giả dược. Hấp thụ 50mg caffeine hoặc kết hợp L-theanine và caffeine cũng cải thiện khả năng tập trung. 

    Có thể cải thiện đường huyết và mức cholesterol

    Trà xanh chống lại bệnh tim bằng cách hỗ trợ cholesterol lành mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

    Nghiên cứu năm 2018 công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy trà dường như làm giảm cholesterol "xấu" nhờ có catechin, một loại chất chống oxy hóa. 

    Có thể giảm nguy cơ ung thư

    Các chất chống oxy hóa trong trà xanh, đặc biệt là polyphenol, hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, yếu tố góp phần gây ra một số bệnh mạn tính và ung thư. Polyphenol có thể ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây tổn thương hoặc làm chết tế bào, dẫn tới giảm nguy cơ ung thư. 

    Ngoài ra, theo đánh giá năm 2019 được công bố trên tạp chí Y học, những người thường xuyên uống trà xanh có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 17%.

    Những ai không nên uống trà xanh

    Người bị loét dạ dày

    Cafein trong trà có thể thúc đẩy dạ dày tiết ra axit - ảnh hưởng đến việc chữa lành bề mặt vết loét, làm bệnh tình trầm trọng hơn. Hơn nữa, người bị lạnh bụng không nên uống quá nhiều, quá nhiều sẽ gây tức bụng.

    nhung nguoi khong uong tra xanh keo mang benh vao nguoi1jpg
    Những người không uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.

    Người bị suy nhược thần kinh hoặc mất ngủ

    Trà xanh chứa caffein có tác dụng kích thích thần kinh. Vì vậy, uống trà có thể làm cho não trở nên hưng phấn quá mức khiến mất ngủ, đặc biệt nếu uống trước khi ngủ.

    Người bị táo bón

    Trà xanh chứa catechin polyphenol có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa, khiến phân bị khô, gây táo bón hoặc nặng hơn, theo Guru On Time.

    Người bệnh tim hoặc huyết áp cao

    Uống quá nhiều trà đặc sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp.

    Người bị xơ vữa động mạch

    Trà xanh chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như caffein, theophylline, theobromine… có thể gây co thắt mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm, thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối não. Nó cũng có thể gây co thắt tâm thu động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, hồi hộp, tức ngực và rối loạn nhịp tim.

    Người thiếu máu

    Axit tannic trong trà xanh kết hợp với sắt trong thức ăn, cản trở sự hấp thụ sắt vào niêm mạc ruột, gây thiếu sắt. Từ đó có thể gây thiếu máu. Vì vậy, những người thiếu máu nên thận trọng khi uống trà xanh. Tốt nhất là không nên uống.

    Người bị thiếu canxi hoặc gãy xương

    Các alkaloit trong trà có thể ức chế sự hấp thụ canxi, đồng thời thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, do đó canxi trong cơ thể ngày càng ít, dẫn đến thiếu canxi và loãng xương, gãy xương khó hồi phục.

    nhung nguoi khong uong tra xanh keo mang benh vao nguoi
    Những người không uống trà xanh kẻo mang bệnh vào người.

    Người đang sốt cao

    Bệnh nhân sốt nên uống nước lọc. Hợp chất theophylline trong trà có tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể, khiến cơn sốt trầm trọng hơn, đồng thời chất này cũng có tác dụng lợi tiểu làm giảm hiệu quả hạ sốt.

    Phụ nữ trong kỳ kinh và cả phụ nữ mãn kinh

    Phụ nữ giai đoạn này sẽ bị thiếu máu, không nên uống trà xanh. Ngoài ra, trà xanh có tính lạnh, nếu uống trong kỳ kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh đôi khi bị tim đập nhanh và ngủ kém. Uống quá nhiều trà sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng này, vì vậy nên uống ít và tránh uống trà đặc.

    Phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

    Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Có nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

    Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

    Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ, theo Guru On Time.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-khong-uong-tra-xanh-keo-mang-benh-vao-nguoi-a612003.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan