+Aa-
    Zalo

    Những rủi ro và tác dụng phụ khi uống trà xanh mà không phải ai cũng biết

    (ĐS&PL) - Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng phụ nhất định và một số người nên thận trọng khi sử dụng.

    Theo Webmd, uống trà xanh với lượng vừa phải (khoảng 8 cốc mỗi ngày) có thể an toàn cho hầu hết mọi người. Chiết xuất trà xanh có thể an toàn khi dùng trong thời gian tối đa 2 năm hoặc khi dùng làm nước súc miệng trong thời gian ngắn.

    Uống hơn 8 tách trà xanh mỗi ngày có thể không an toàn. Uống một lượng lớn có thể gây ra tác dụng phụ do hàm lượng caffeine.

    Những tác dụng phụ này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và bao gồm đau đầu và nhịp tim không đều. Chiết xuất trà xanh cũng chứa một chất hóa học có thể gây tổn thương gan khi sử dụng với liều lượng cao.

    Những tác hại khi uống trà xanh

    Gây thiếu sắt, thiếu máu

    Tiêu thụ trà xanh quá mức có thể dẫn đến mất nước và thiếu sắt. Trà có chứa chất chống oxy hóa được gọi là tannin. Tannin có một số lợi ích sức khỏe, nhưng lượng cao của chúng có thể gây ra tình trạng thiếu chất sắt trong cơ thể chúng ta vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể, từ đó dẫn đến thiếu máu.

    nhung rui ro va tac dung phu khi uong tra xanh ma khong phai ai cung biet 3
    Những rủi ro và tác dụng phụ khi uống trà xanh mà không phải ai cũng biết.

    Gây loãng xương

    Tiêu thụ quá nhiều trà xanh có thể làm tăng lượng canxi được đào thải qua đường tiết niệu. Các nhà khoa học cho rằng, không nên uống quá 300 milligram trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng loãng xương.

    Gây đau đầu

    Chè xanh có thể gây đau đầu ở một số người vì nó có chứa caffeine. Những người bị chứng đau nửa đầu thỉnh thoảng có thể uống chè xanh. Vì vậy nên tránh uống chè xanh mỗi ngày nếu bị đau đầu hàng ngày và nhạy cảm với caffeine.

    Gây mất ngủ

    Do trà xanh có chứa caffein nên có hể gây ra mất ngủ, nồng độ kali thấp cũng như rối loạn lo âu. Uống quá nhiều trà có thể làm tăng tình trạng lo âu theo thời gian. Bạn có thể tham khảo liều lượng caffein trong trà để mỗi ngày chỉ giới hạn dưới 200 mg sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Nhịp tim và huyết áp không đều

    Chè xanh có thể gây nhịp tim không đều, tác dụng phụ này rất hiếm và cần nghiên cứu thêm để kiểm tra các hợp chất chính xác đằng sau việc tăng nhịp tim.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy uống trà có thể giúp giảm huyết áp, nhưng một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng trà xanh vẫn có thể ảnh hưởng đến huyết áp, trà xanh làm tăng huyết áp do có chứa caffeine, uống trà xanh có thể ảnh hưởng đến một số loại thuốc huyết áp bao gồm Corgard. Nếu bị bệnh tim, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn trước khi uống trà xanh.

    Ảnh hưởng tới dạ dày

    Việc uống quá nhiều trà xanh hoặc uống trà xanh lúc đói có thể làm tăng lượng axit tiết ra trong dạ dày, gây một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, đau bụng.

    nhung rui ro va tac dung phu khi uong tra xanh ma khong phai ai cung biet 2
    Những rủi ro và tác dụng phụ khi uống trà xanh mà không phải ai cũng biết.

    Không an toàn với phụ nữ mang thai, sinh con và cho con bú

    Nồng độ caffein trong trà đặc cao tới 10%, sẽ làm tăng tần suất đi tiểu và nhịp tim của bà bầu, đồng thời tăng tải cho tim và thận. Nhiều khả năng gây nhiễm độc thai nghén, nên uống ít trà sẽ tốt hơn.

    Uống quá nhiều trà trước khi sinh, chất caffein trong trà sẽ gây hưng phấn và gây mất ngủ.

    Phụ nữ cho con bú không nên uống quá nhiều trà. Nồng độ axit tannic cao trong trà dẫn đến ức chế quá trình tiết sữa, gây tiết sữa không đủ.

    Cách uống trà xanh đúng cách

    Rửa trà sạch trước khi dùng

    Rửa sạch trà trước khi dùng (đối với trà tươi) sau đó tráng sơ trà qua 1 lần trước trước khi pha (điều này áp dụng cả với trà khô và trà tươi).

    Pha trà ở nhiệt độ vừa phải

    Nhiệt độ pha trà phù hợp là khoảng 80 độ C, không pha trà với nước đang sôi. Bạn cũng không nên uống trà quá nóng, khi uống chè xanh quá nóng sẽ gây tổn thương vách trong của dạ dày, dẫn đến đau loét dạ dày.

    Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà, không nên để trà qua đêm kể cả cho vào tủ lạnh.

    Không nên cho đường vào trà

    Đường kết hợp với nước trà có thể làm mất chất dinh dưỡng. Bạn có thể dùng mật ong thay đường, và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.

    Tránh uống trà đặc

    Để tận dụng hết ưu điểm của trà xanh, hãy pha trà ở mức vừa phải, không quá đặc.

    Không nên uống quá nhiều trà xanh

    Chỉ uống 1-2 ly trà xanh mỗi ngày là đủ. Nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mất ngủ,…

    nhung rui ro va tac dung phu khi uong tra xanh ma khong phai ai cung biet 1
    Những rủi ro và tác dụng phụ khi uống trà xanh mà không phải ai cũng biết.

    Không uống trà với thuốc

    Nếu bạn đang uống trà xanh, không nên uống cùng với bất kỳ loại thuốc nào. Các chất có trong chè xanh khi “gặp” các hoạt chất trong thuốc sẽ tạo ra những phản ứng hóa học làm cho thuốc giảm tác dụng và cơ thể khó hấp thu.

    Không uống trà vào lúc đói

    Trà xanh có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua sẽ làm mất cảm giác ngon miệng, cơ thể hấp thu thức ăn kém đi. Hơn nữa, trong khi dạ dày trống rỗng, nếu uống trà xanh, chất chát trong trà sẽ đi vào tạng phế và làm lạnh tì, vị. Tạo cảm giác cồn cào, nôn nao trong người, chóng mặt, hoa mắt, rất khó chịu.

    Không uống trà ngay sau bữa ăn

    Nhiều người có thói quen uống trà xanh ngay sau khi ăn, điều này làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể. Catechins trong trà xanh cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt từ thực phẩm, tăng nguy cơ thiếu máu. Do vậy, bạn cũng không nên uống trà xanh trong bữa ăn. Tốt nhất, nên duy trì khoảng cách dùng trà xanh sau bữa trưa ít nhất 1 tiếng.

    Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ

    Nước trà xanh chứa hàm lượng cafein khá cao, khi uống vào gây kích thích thần kinh, làm cho thần kinh hưng phấn, từ đó gây khó ngủ. Vì thế, vào buổi tối, nên uống trà xanh trước giờ đi ngủ từ 1 đến 2 giờ.

    Uống trà đúng thời điểm

    Thời gian lý tưởng nhất để uống trà xanh là một giờ trước và sau bữa ăn. Nếu bạn đang ăn kiêng và muốn kiểm soát sự thèm ăn thì nên uống trà xanh một giờ trước bữa ăn.

    Như Quỳnh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-rui-ro-va-tac-dung-phu-khi-uong-tra-xanh-ma-khong-phai-ai-cung-biet-a609167.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan