+Aa-
    Zalo

    Những sai lầm khi tiêu tiền ngay cả người thông minh cũng dễ mắc

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trên thực tế, ngay cả khi bạn không đánh bạc, bạn cũng thể nắm giữ tiền mãi mãi, tiền có thể biến mất theo cách này hay cách khác nếu như bạn thiếu sự kiểm soát

    (ĐSPL) - Trên thực tế, ngay cả khi bạn không đánh bạc, bạn cũng thể nắm giữ tiền mãi mãi, tiền có thể biến mất theo cách này hay cách khác nếu như bạn thiếu sự kiểm soát chặt chẽ...

    Mua đồ giảm giá

    Việc bạn cố gắng vác mọi món đồ giảm giá về nhà có thể một sai lầm lớn. Đó không phải là cách tiêu tiền thông minh, mà là một sự lãng phí. Dù cho giá trị của món hàng giảm đến đâu hay bạn tiết kiệm được bao nhiêu khi mua món hàng, nó cũng là vô ích nếu như bạn không dùng đến hoặc không có nhu cầu dùng nó. Hay nói cách khác, bạn đang ném tiền qua cửa sổ.

    Phụ nữ thường có thói quen đi mua sắm khi có thời rảnh và họ có thể mang cả cửa hàng quần áo giảm giá về nhà, bầy kín tủ đồ mà chưa dùng đến một lần. Do vậy, trước khi mua bất cứ một món đồ giảm giá nào, bạn nên đặt câu hỏi: “Bạn có thực sự thích món đồ này không? Và bạn sẽ dùng nó vào việc gì?”

    Mua những thứ không cần thiết

    Bạn đã từng bỏ ra hàng nghìn đô la để mua một cây cảnh bonsai đặt trong nhà? Hay hôm trước bạn vừa mua một chiếc xe thể thao mui trần sang trọng để xứng tầm sành điệu với bạn bè nhưng hôm sau lại thấy nó quá nhỏ và bạn quyết định đổi sang một chiếc sedan lớn hơn?...

    Do chăm sóc không cẩn thận, cây bonsai của bạn chết. Chiếc sedan của bạn bị lỗi thời vì có nhiều mẫu xe mới ra hiện đại hơn mỗi ngày… Kết quả, dường như bạn đang mang tiền đi làm từ thiện cho các nhà sản xuất. Mẹo giữ tiền tốt nhất là bạn nên cất chúng vào trong ví và hạn chế chi tiêu những thứ không thực sự cần thiết.

    Việc bạn cố gắng vác mọi món đồ giảm giá về nhà có thể một sai lầm lớn. (Ảnh minh họa).

    Dùng tiền cho những vấn đề “không thể giải quyết bằng tiền”

    Để có được làn da trắng sáng, bạn chi cả đống tiền vào các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, spa tắm trắng… Nhưng có những cách đơn giản đem lại hiệu quả bất ngờ mà không tốn một xu chẳng hạn như tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc...

    Hoặc khi mệt mỏi, bạn cho rằng đi ăn uống hay đến những trung tâm mua sắm sang trọng mới có thể xả stress. Trên thực tế có những cách đơn giản hơn mà bạn không hề hay biết như đi dạo cùng bạn bè hoặc ngồi tâm sự với chú cún cưng của bạn. Đừng bao giờ cố vung tiền cho những vấn đề “không cần tiền để giải quyết”.

    Không dám chi tiền vào những việc quan trọng

    Mục đích bạn kiếm tiền là gì? Có đơn giản là bạn chỉ khư khư cất tiền và không dám chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu của mình. Đôi khi, bạn cần phải chấp nhận chi tiền cho những việc thực sự và quan trọng đối với cuộc sống của mình. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được giá trị thực sự của việc kiếm tiền và dùng nó để thỏa mãn ước mơ.

    Không tiết kiệm

    Hầu hết chúng ta đều có xu hướng kiếm được tiền thì sẽ lo trả nợ đầu tiên. Bạn thanh toán hóa đơn điện thoại, hóa đơn tiền nhà, tiền điện… sau đó còn mới tiết kiệm hoặc chi tiêu cho bản thân. Tuy nhiên, lời khuyên tài chính khôn ngoan là hãy dành mỗi khoản để chi cho bản thân trước, sau đó là tiết kiệm.

    Hàng tháng bạn nên để dành một khoản tiền nhất định để tiết kiệm và đừng dùng đến số tiền này trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trường hợp khẩn cấp.


    Không dám mua đồ đắt tiền

    Bạn sống cạnh một con sông khá đẹp và bạn muốn mua một cái ống nhòm để hàng ngày ngắm cảnh. Tuy nhiên bạn lại đắn đo lựa chọn giữa loại ống nhòm đắt tiền và một chiếc khác rẻ hơn. Bạn chọn mua chiếc rẻ hơn để tiết kiệm tiền. Bạn cứ nghĩ rằng mình đã có một khoản tiết kiệm hợp lý, nhưng cuối cùng kết quả lại không như bạn mong muốn.

    Chiếc ống nhóm mà bạn đã mua không được sắc nét và cũng thể nhìn được quá xa như bạn mong đợi. Bạn cảm thấy thật vọng và quyết định phải bỏ tiền để mua cái tốt hơn mà bạn từng bỏ lỡ trước đây. Kết quả là khoản tiền tiết kiệm không có được như mong muốn, thậm chí bạn còn mất thêm tiền.

    Luôn cầm hóa đơn trả tiền

    Với một số người, trả tiền bữa ăn chung, trả tiền đồ uống cho bạn bè là niềm tự hào. Tuy nhiên, nếu bạn sẽ mắc nợ hoặc phải từ bỏ một vài khoản chi cho các việc quan trọng khác do bạn luôn trả tiền bao mọi người thì có lẽ bạn nên nghĩ lại.

    Theo Mela Garber, chuyên viên tại công ty Anchin, Block & Anchin LLP có trụ sở ở New York, những người thường xuyên trả tiền ăn cho người khác nếu biết rằng những người thân, bạn bè luôn chờ được người khác trả tiền sẽ cảm thấy chán mối quan hệ này. Hơn nữa, thật khó để biết rằng một người muốn đi ăn tối với bạn vì họ thích bạn hay vì họ thích một bữa ăn miễn phí? Bằng chứng ư? Bạn chỉ cần hỏi những người trúng xổ số, lúc đã hết tiền phung phí cho người khác, họ còn được bao nhiêu người bạn cũ?

    So sánh tình hình tài chính của bạn với người khác

    Rất nhiều người trong chúng ta đánh giá sự thành công của một người thông qua ngôi nhà người đó ở hay cái xe người đó đi. Đánh giá như vậy là hoàn toàn sai lầm. "Ngôi nhà to và những món đồ đắt tiền chỉ nói rằng người đó đã chọn cách tiêu tiền như thế nào chứ không nói lên số tiền thực sự mà họ có", Cliburn cho biết.

    Bạn nhìn người hàng xóm có một chiếc xe hơi và bạn thấy mình cũng xứng đáng có một cái, nhưng bạn không biết rằng chiếc xe là phương tiện làm việc của người đó. Thực tế, rất nhiều người đang mua xe bằng tiền vay ngân hàng, mua điện thoại xịn bằng cách trả góp.

    Để tránh sống vượt quá khả năng tài chính của mình, bạn hãy xác định những gì là quan trọng với bạn. Hãy đặt mục tiêu bạn muốn có gì trong vòng 10, 20, 30 năm nữa: bạn muốn một ngôi nhà ở một khu phố cụ thể nào đó, bạn muốn có nhiều tiền tiết kiệm để nghỉ hưu thoải mái...

    "Một khi bạn đã xác định được những gì có ý nghĩa nhất đối với mình, bạn sẽ dựa vào đó để chi tiêu, thay vì vung tay quá trán để sống theo ý tưởng của người khác.

    Chi tiêu hết thu nhập của bạn

    Ai cũng phải trả các hóa đơn điện nước... và chi phí cho nhu yếu phẩm mỗi tháng, nhưng trả bao nhiêu lại phụ thuộc vào quyết định của bạn. Lựa chọn tiêu hết tiền cho cuộc sống thường ngày - thay vì ưu tiên cho tiết kiệm và đầu tư - dường như dễ dàng hơn cả. Có điều, như thế có nghĩa là bạn không có tiền dự phòng cho những trường hợp khó khăn (đau ốm, thất nghiệp) và không có tiền để dành cho lúc về hưu.

    Derek Gabrielsen cố vấn tài chính của công ty Strategic Wealth Partners tại bang Ohio cho rằng, tiêu hết số tiền mình kiếm được là sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải.

    Gabrielsen khuyến cáo mỗi người hãy lập một ngân sách bằng văn bản, bao gồm các khoản chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày và một khoản tiết kiệm cho hưu trí và một khoản tiết kiệm cho các tình huống khẩn cấp. Một nguyên tắc nhỏ là nên tiết kiệm ít nhất 10\% thu nhập của bạn cho hưu trí và giữ quỹ khẩn cấp ở mức có thể đảm bảo chi phí cho sinh hoạt của gia đình bạn trong vòng 6 tháng. Một khi đã có kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm, hãy theo sát nó, đó cũng là cách để bạn đảm bảo đạt được mục tiêu của mình.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-sai-lam-khi-tieu-tien-ngay-ca-nguoi-thong-minh-cung-de-mac-a138830.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan