+Aa-
    Zalo

    "Nữ tiến sĩ" thuê chung cư đắt tiền để lừa đảo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Kẻ mạo danh tiến sỹ, giảng viên đại học còn thành lập doanh nghiệp ở các địa phương để lừa đảo vay vốn ngân hàng, vay tiền của các cá nhân rồi chiếm đoạt.

    Nguyễn Thị Hằng - kẻ mạo danh tiến sỹ, giảng viên đại học còn thành lập doanh nghiệp ở các địa phương để lừa đảo vay vốn ngân hàng, vay tiền của các cá nhân rồi chiếm đoạt.

    Không chỉ lừa đảo “chạy” công chức cho những người có ước mơ được làm việc tại một số cơ quan Nhà nước, Nguyễn Thị Hằng - kẻ mạo danh tiến sỹ, giảng viên đại học còn thành lập doanh nghiệp ở các địa phương để lừa đảo vay vốn ngân hàng, vay tiền của các cá nhân rồi chiếm đoạt.

    Sau khi Chuyên đề An ninh Thế giới đăng bài vạch mặt các chiêu trò lừa đảo của “nữ quái” này, đã có thêm một số bị hại gửi đơn tố cáo đến cơ quan điều tra...

    Báo An ninh Thế giới ngày 14/7/2016 đăng bài “Nữ tiến sĩ rởm lừa chạy công chức” phản ánh các hành vi lừa đảo của đối tượng Nguyễn Thị Hằng (SN 1982), HKTT tại ngõ 162 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. Bằng thủ đoạn mạo danh là tiến sĩ, giảng viên đại học, có nhiều mối quan hệ, Hằng đã lừa anh Vũ Đức T, một công chức tại tỉnh Hòa Bình, nhận “chạy” cho anh này đỗ thạc sĩ không cần học và “chạy” vào làm việc tại một cơ quan Trung ương để chiếm đoạt số tiền 420 triệu đồng...

    Đối tượng Nguyễn Thị Hằng và đơn tố cáo của người bị hại gửi tới cơ quan điều tra. 

    Ngày 3/8, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết, từ thông tin trên, đã có thêm một số bị hại của Nguyễn Thị Hằng liên hệ Cơ quan CSĐT gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác của đối tượng Hằng.

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Diệp, Giám đốc Quỹ Đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng tỉnh Hà Giang tố cáo: Tháng 5/2010, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Hà Giang (tên cũ của Quỹ Đầu tư, phát triển đất và bảo lãnh tín dụng Hà Giang) đã bảo lãnh cho Công ty CP Dược và thiết bị y tế Hằng Nguyên do Nguyễn Thị Hằng đứng tên giám đốc, vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang để kinh doanh tân dược với số tiền bảo lãnh là 1 tỷ đồng.

    Tuy nhiên đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng, Công ty Hằng Nguyên đã không trả được nợ, vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng và hợp đồng bảo lãnh tín dụng ký với Quỹ. Để đảm bảo uy tín trong quan hệ phối hợp với ngân hàng, Quỹ đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trả nợ ngân hàng thay cho công ty. Phía Công ty Hằng Nguyên đã ký nhận nợ vay với Quỹ với tổng số tiền là trên 847 triệu đồng.

    Quá trình kiểm tra, đôn đốc trả nợ, Quỹ phát hiện Công ty Hằng Nguyên và bà Nguyễn Thị Hằng có nghi vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thay đổi liên tục giấy phép kinh doanh, người đại diện công ty, đổi tên công ty, thay đổi cổ đông sáng lập... Những lần thay đổi giấy phép kinh doanh này, Công ty Hằng Nguyên không hề thông báo cho Quỹ biết và không phối hợp với Quỹ làm các thủ tục để kế thừa các hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật...

    Khi Quỹ mời ông Trần Minh D., Giám đốc Công ty Hằng Nguyên đến làm việc, ông D. cho biết trước đây được Nguyễn Thị Hằng “mượn tên” làm giám đốc công ty, còn ông không biết công ty hoạt động thế nào và cũng không biết những thay đổi của công ty sau này.

    Quỹ cũng nhiều lần mời Nguyễn Thị Hằng đến giải quyết khoản nợ nhưng cô ta lấy lý do bận việc, bản thân Hằng lại ở rất nhiều nơi như Hà Nội, Yên Bái..., không có chỗ ở cố định nên gây khó khăn cho cơ quan này khi đi tìm Hằng. Tháng 9/2011, do không tìm được Nguyễn Thị Hằng để giải quyết nên Quỹ đã gửi đơn đến Công an tỉnh Hà Giang. Làm việc tại Cơ quan công an, Nguyễn Thị Hằng cam kết sẽ trả nợ dần nhưng sau vài lần trả nợ nhỏ lẻ, cô ta không trả nữa. Sau đó, Hằng chuyển khỏi nơi cư trú xuống Hà Nội và các tỉnh, cắt liên lạc.

    Đến đầu năm 2015, phát hiện Nguyễn Thị Hằng mở một trung tâm đào tạo tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Quỹ đã làm việc, yêu cầu Hằng viết cam kết và lập kế hoạch trả nợ nhưng lần này, Hằng cũng chỉ trả một phần nhỏ rồi lẩn tránh. Tháng 5/2016, nắm bắt được thông tin và địa chỉ tạm trú của Hằng ở Hà Nội, cán bộ của Quỹ liên hệ thu nợ song Hằng tìm cách lừa cán bộ đến điểm hẹn nhưng không đến. Tính đến tháng 7/2016, số dư nợ vay bắt buộc của Công ty Hằng Nguyên mà Nguyễn Thị Hằng là đại diện là 550 triệu đồng.

    Một bị hại khác của Nguyễn Thị Hằng là bà Nguyễn Thị H. ở phường Minh Khai, TP Hà Giang tố cáo, năm 2010, khi thành lập Công ty Hằng Nguyên, Nguyễn Thị Hằng đến nhà gạ bà H. hùn vốn làm ăn kinh doanh tân dược. Thấy Hằng “vẽ” ra kế hoạch mở các gói thầu thuốc cung cấp cho địa bàn tỉnh Hà Giang, nghĩ cô ta làm ăn lớn nên bà H. đã đi vay 460 triệu đồng đưa cho Hằng.

    Ban đầu, Hằng hẹn chỉ vay tiền trong vòng 1 tháng rồi trả, nhưng đến hẹn rồi quá hẹn nhiều lần, Hằng tiếp tục lừa bà H. bằng cách viết giấy khất nợ, cam kết đến ngày 28 hằng tháng sẽ trả cho bà H. 20 triệu đồng để trừ nợ dần. Tuy nhiên đến nay Hằng không trả được đồng nào.

    Cơ quan điều tra cho biết, từ những giấy tờ, tài liệu thu giữ khi khám xét nơi ở của Nguyễn Thị Hằng cho thấy, quá trình thực hiện các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Hằng thường thuê nhà ở những khu chung cư đắt tiền để gây niềm tin đối với người bị hại. Hằng chuyển nơi ở liên tục để lẩn tránh sự truy tìm của bị hại.

    Khi bị đòi rát, Hằng sẵn sàng viết giấy hẹn trả tiền kèm theo cam kết “sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật” nhằm “ru ngủ” nạn nhân tin rằng cô ta sẽ thực hiện đúng cam kết. Những hành vi lừa đảo của nữ tiến sĩ rởm đang được tiếp tục làm rõ.

    Nguồn: CAND

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-tien-si-thue-chung-cu-dat-tien-de-lua-dao-a143203.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan