+Aa-
    Zalo

    Phần đông lao động Trung Quốc ở Việt Nam không có chuyên môn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hiện nay có khoảng 78.000 lao động nước ngoài ở Việt Nam, phần đông là lao động kỹ thuật, còn lại là lao động không có kỹ thuật, chủ yếu là của Trung Quốc

    (ĐSPL) - Hiện nay có khoảng 78.000 lao động nước ngoài ở Việt Nam, phần đông là lao động kỹ thuật, còn lại là lao động không có kỹ thuật, chủ yếu là của Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết như vậy khi trả lời chất vấn tại Quốc hội ngày 19/11.

    Bộ trưởng LĐ-TB&XH:Lao động không có kỹ thuật chủ yếu của TQ

    Bộ trưởng LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền trả lời chất vấn trước Quốc hội.

    Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) đưa ra tình trạng hàng vạn sinh viên sau khi tốt nhiệp ra trường không có việc làm trong khi đó lao động nước ngoài không có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, trong số đó có cả những trường hợp vi phạm pháp luật nước sở tại nhập cảnh vào Việt Nam theo nhiều con đường khác nhau nhưng chưa quản lý được.

    Đai biểu Hoàng đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Chuyền: Lao động nước ngoài ở Việt Nam có thể được chấp nhận ở những ngành nghề, lĩnh vực nào và cách thức quản lý đối tượng này ra sao?

    Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, ngoài những lao động vào làm việc tại Việt Nam theo nghị định của Chính phủ cũng có những lao động không có chuyên môn, nghiệp vụ được một số doanh nghiệp sử dụng. Phần đông trong số này là lao động Trung Quốc, đi theo con đường du lịch.

    Trong báo cáo trình Quốc hội, Bộ trưởng Chuyền thông tin, hiện nay có khoảng 78.000 lao động nước ngoài ở Việt Nam, phần đông là lao động kỹ thuật, còn lại là lao động không có kỹ thuật, chủ yếu là của Trung Quốc.

    Để giải quyết tình trạng này, bà Chuyền cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các ngành liên quan, trong đó Bộ cùng với Bộ Công an kiểm tra các đối tượng lao động phổ thông là người nước ngoài ở Việt Nam, phát hiện và trục xuất theo đúng quy định. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu chủ sử dụng lao động công bố công khai nhu cầu tuyển dụng lao động rộng rãi.

    “Theo quy định, nếu sau bao nhiêu ngày thông báo tuyển dụng lao động mà không tuyển được lao động trong nước thì đơn vị tuyển dụng có quyền đưa lao động của họ vào để đáp ứng yêu cầu tiến độ của công trình”, Bộ trưởng Chuyền cho biết thêm.

    Về việc quản lý trực tiếp người lao động nước ngoài cũng như cấp phép lao động, bà Chuyền cho biết vấn đề này được giao cho chính quyền địa phương thực hiện.

    Phản đối tình trạng lao động bị phân biệt vùng miền

    Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) nêu vấn đề một số trường hợp lao động bị phân biệt vùng miền ở một số doanh nghiệp gây bất bình trong nhân dân và đề nghị Bộ trưởng Chuyền cho biết ý kiến cũng như biện pháp xử lý tình trạng này.

    Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết bà đã nghe dư luận phản ánh và hoàn toàn phản đối việc làm này, đồng thời nhấn mạnh đây là việc làm trái với quy định hiện hành về việc tuyển dụng người lao động.

    “Người lao động Việt Nam được quyền lao động ở tất cả các nơi trên cả nước trong các đơn vị có nghề nghiệp phù hợp với họ”, Bộ trưởng Chuyền khẳng định.

    Đối với các đơn vị có xảy ra phân biệt vùng miền trong sử dụng lao động, bà Chuyền cho biết, Bộ LĐ-TB&XH sẽ yêu cầu phải dừng ngay tình trạng này.

    Đã hạn chế dùng nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ

    Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Chuyền, đại biểu Đỗ Văn Đương đặt câu hỏi: “Hiện nay, xảy ra tình trạng nhiều gia đình đi tìm mộ liệt sĩ bị thầy mo, nhà ngoại cảm lừa đảo dẫn tới mộ người này lại sang mộ người khác. Vậy xin Bộ trưởng cho biết có biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này trong thời gian tới?”

    Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Chuyền cho biết, trong thời gian qua, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với Bộ Quốc phòng triển khai chương trình tìm mộ liệt sĩ và đã phát hiện một số trường hợp giả danh ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ, chuyển cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý.

    Theo Bộ trưởng, để xác định danh tính liệt sĩ phải thông qua giám định. Do đó, nếu tìm thấy hài cốt liệt sĩ qua nhiều kênh khác nhau thì cũng phải được giám định sau đó mới đưa về an táng.

    Bộ đã trình Chính phủ Đề án xác định danh tính liệt sĩ, do đó, hiện tượng dùng nhà ngoại cảm tìm mộ liệt sĩ gần đây đã được hạn chế.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-dong-lao-dong-trung-quoc-o-viet-nam-khong-co-chuyen-mon-a69901.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan