+Aa-
    Zalo

    Philippines phản đối TQ “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Philippines sẽ đề xuất cấm xây dựng tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, hai ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa.

    (ĐSPL) - Philippines sẽ đề xuất cấm xây dựng tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, hai ngày sau khi Trung Quốc khởi công xây dựng một trường học trên quần đảo Hoàng Sa.
    Hãng AP đưa tin Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông sẽ đề nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á kêu gọi một lệnh cấm xây dựng ở các khu vực đang có tranh chấp - một động thái mà Trung Quốc có thể phớt lờ hoặc bác bỏ.
    Phản đối Trung Quốc “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông

    Hiện thời, đảo Phú Lâm có một sân bay, khách sạn, thư viện, năm tuyến đường chính, hệ thống điện thoại di động và một đài truyền hình vệ tinh.

    Ngày 14/6, Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng một trường học trên đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp để phục vụ con cái của quân nhân và cư dân trên đảo,  hai năm sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” quản lý vùng biển rộng hàng trăm ngàn cây số vuông giàu dầu khí mà các quốc gia Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền.
    Ngoại trưởng Del Rosario nói với ABS-CBN News rằng Trung Quốc đang tăng tốc "quá trình bành trướng” ở  Biển Đông để tạo ra “sự việc đã rồi”, trước khi ASEAN và Trung Quốc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).  Ông đánh giá  cao đề nghị của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương về việc “đóng băng” các hoạt động leo thang căng thẳng trong khu vực trong khi đang thương lượng về COC và cho rằng  đó  là "một cách tiếp cận hợp lý".
    Khi Trung Quốc thiết lập trụ sở của cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm (đánh chiếm của Việt Nam năm 1974) hồi tháng 7/2012, căn cứ tiền đồn này có một bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và dân số khoảng 1.000 người. Đến tháng 12/2012, dân số thường trú ở đảo đã lên tới 1443 người, đôi khi phình lên con số 2.000 người.
    Hiện thời, đảo Phú Lâm  có một sân bay, khách sạn, thư viện, năm tuyến đường chính, hệ thống điện thoại di động và một đài truyền hình vệ tinh.  Đảo này cũng có tàu vận tải riêng để cung cấp thực phẩm, nước ngọt, vật liệu xây dựng và vận chuyển hành khách.
    Căng thẳng trong khu vực đã leo thang kể từ đầu tháng 5, khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải dương 981  ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, dẫn đến cuộc đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam.
    Ngày 15/6, Philippines phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại các rạn san hô  trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Hồi tháng Tư, các quan chức Philippines đã lên tiếng phản đối, sau khi phát hiện tàu Trung Quốc hút cát đá dưới biển bồi đắp đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef), cũng trong quần đảo Trường Sa.
    Các quan chức Philippines tố cáo việc Trung Quốc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và nói rằng Trung Quốc có thể xây dựng căn cứ quân sự và đường băng sân bay trên các đảo nhân tạo để tăng cường hiện diện quân sự ở mạn nam Biển Đông.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/philippines-phan-doi-tq-thay-doi-nguyen-trang-o-bien-dong-a37059.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan