+Aa-
    Zalo

    Quảng Ninh: Bắt nhóm trộm trâu bán lấy tiền tiêu xài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sau khi trộm trâu của người dân, các đối tượng bán lấy tiền rồi chia nhau tiêu xài.

    (ĐSPL) - Sau khi trộm trâu của người dân, các đối tượng bán lấy tiền rồi chia nhau tiêu xài.

    Theo thông tin trên báo Công an nhân dân, ngày 24/1, Công an huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lý Văn Sinh, 31 tuổi; Cắm Sáng, 40 tuổi, cùng trú tại thôn Khe Mươi, xã Đại Thành, huyện Tiên Yên và Lã Văn Đại, 34 tuổi, trú tại thôn Khe Lánh 3, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh về tội” trộm cắp tài sản”.

    Riêng đối tượng Tằng Sềnh Và, 39 tuổi, trú tại thôn Hồng Phong, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

    Hai con trâu bị các đối tượng trộm cắp - Ảnh: Truyền hình An ninh Quảng Ninh

    Liên quan đến vụ việc, báo An ninh thủ đô thông tin thêm, trước đó, Công an huyện Tiên Yên nhận tin báo của ông Lỷ Mằn Ón (50 tuổi), trú tại xã Đại Thành, Tiên Yên về việc bị kẻ gian bắt trộm 2 con trâu của gia đình.

    Vào cuộc điều tra, công an đã bắt giữ Sinh, Sáng, Đại. Các đối tượng khai nhận bàn bạc nhau lấy trộm trâu để bán lấy tiền chơi cờ bạc ngày Tết.

    Do Sinh biết rõ gia đình ông Ón thường buộc trâu tại chòi mà không đưa về nhà. Sau đó Đại chở Sinh đến chỗ buộc trâu, Sinh dắt 1 trâu mẹ và 1 nghé của nhà ông Ón đến địa điểm hẹn lái xe ô tô mà Sinh thỏa thuận thuê từ trước.

    Sau khi trộm được trâu, các đối tượng đã bán cho Tằng Sềnh Và, là anh cọc chèo với Sinh. Mặc dù biết là trâu trộm cắp được nhưng Và vẫn mua với giá 15 triệu đồng, Và các đối tượng chia tiền cho nhau tiêu xài.

    Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên đã thu giữ vật chứng là một con trâu mẹ và một con nghé, đồng thời hoàn tất thủ tục để xử lý các đối tượng trên theo quy định - Truyền hình An ninh Quảng Ninh đưa tin thêm.

    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009)

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

    Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

    1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến  bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp ;

    c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;

    d)  Thu lợi bất chính lớn;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ  năm năm đến mười năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;

    b) Thu lợi bất chính rất lớn.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;

    b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-ninh-bat-nhom-trom-trau-ban-lay-tien-tieu-xai-a179420.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan