+Aa-
    Zalo

    Quảng Ninh: Mâu thuẫn cá nhân, gọi gần 80 "dân anh chị" đến trả thù

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Xảy ra mâu thuẫn cá nhân, Nam gọi gần 80 “dân anh chị” đến TP Móng Cái nhằm mục đích trả thù đối thủ.

    (ĐSPL) – Xảy ra mâu thuẫn cá nhân, Nam gọi gần 80 “dân anh chị” đến TP Móng Cái để  trả thù đối thủ.

    Theo nguồn tin trên báo Dân trí, sáng 6/1, Công an TP Móng Cái (Quảng Ninh) đang tổ chức răn đe, buộc 76 đối tượng bị phát hiện đang tập trung trong một nhà nghỉ để chuẩn bị gây án phải trở về địa phương; đồng thời thông báo cụ thể đến công an các địa phương này để cùng phối hợp quản lý, phòng ngừa đối với các đối tượng.

    Cũng theo Công an TP, đơn vị hiện đã đưa Hà Tuấn Nam (tức Nam “diệp”, SN 1988) trú tại Khu 3, phường Hải Hòa, TP Móng Cái cùng Phạm Tuấn Anh (tức “Lý Thông”, SN 1988, ở phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng) đối tượng xích mích với Nam vào diện quản lý, phòng ngừa... để xử lý theo qui định.

    76 đối tượng bị cơ quan điều tra bắt giữ. Ảnh: Trung Nguyên

    Liên quan đến vụ việc , TTXVN đưa tin, ngày 5/1, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Công an phường Trần Phú, TP Móng Cái tiến hành kiểm tra hành chính nhà nghỉ Vạn Xuân thuộc thôn 9, xã Hải Xuân, TP Móng Cái.

    Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 76 đối tượng nam thanh niên, trong đó có 8 đối tượng thường trú tại TP Uông Bí, 46 đối tượng trú tại thị xã Quảng Yên, 12 đối tượng tại TP Hạ Long, 5 đối tượng tại huyện Hải Hà, 4 đối tượng tại thị xã Đông Triều, 1 đối tượng tại TP Hải Phòng, có nhiều biểu hiện nghi vấn.

    Qua đấu tranh khai thác ban đầu, xác định được 76 đối tượng này được Hà Tuấn Nam, gọi nhờ ra thành phố Móng Cái với mục đích trả thù đối thủ là Phạm Tuấn Anh.

    Trước đó, rạng sáng 1/1, tại khu vực cửa quán bar Kinh Đô, thuộc khu 2, phường Trần Phú, Hà Tuấn Nam xảy ra mâu thuẫn cá nhân và đánh nhau với Phạm Tuấn Anh.

    Điều 91 (Bộ luật Hình sự 2015): Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

    1. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

    Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

    2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

    b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) của Bộ luật này;

    c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.

    3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

    4. Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.

    5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

    6. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.

    Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

    Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

    7. Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

    (tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quang-ninh-mau-thuan-ca-nhan-goi-gan-80-dan-anh-chi-den-tra-thu-a177239.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan