+Aa-
    Zalo

    Sai lầm tai hại khi mang cơm đi làm, đổ bệnh lúc nào không hay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Để có bữa trưa ngon miệng đảm bảo an toàn đồng thời tiết kiệm hơn nhiều người có thói quen mang cơm đi làm tuy nhiên có mọt số lưu ý để hộp cơm khôn nguy hại cho sức khỏe

    Để có bữa trưa ngon miệng đảm bảo an toàn đồng thời tiết kiệm hơn nhiều người có thói quen mang cơm đi làm tuy nhiên có mọt số lưu ý để hộp cơm khôn nguy hại cho sức khỏe hì không phải ai cũng biết.

    Cho cơm vào hộp ngay sau khi nấu xong

    Rất nhiều người thường xuyên mắc phải lỗi này bởi sự bận rộn không cho phép chúng ta có nhiều thời gian đợi cho cơm nguội hẳn mới cho vào hộp. Cho cơm nóng vào hộp và đóng kín nắp sẽ khiến hơi nước tích tụ và tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc “đóng quân” ở bên trong.

    Trong quá trình di chuyển cả một đoạn đường rất xa, các vi khuẩn này được dịp “quậy banh” hộp cơm của bạn khiến chúng dễ ôi thiu, chảy nhớt và bốc mùi hơn bao giờ hết. Đến trưa khi ăn vào, bạn đã hiển nhiên “rước” hàng tá các căn bệnh nguy hiểm vào người trong đó có tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và cả ung thư nữa đấy.

    Dùng những chiếc hộp nhựa gọn nhẹ

    Những loại hộp này thường là hộp ăn liền ở các quán ăn mà bạn đã mua trước đó. Vì tiết kiệm nên không ít người tận dụng để dùng lại. Tính chất vật lý - hóa học của những chiếc hộp này vốn đã không được an toàn vì chứa các thành phần dễ biến đổi tạo ra các phản ứng gây hại.

    Bên cạnh đó, những loại hộp này thường được làm từ nhựa tái chế, khả năng chịu nhiệt thấp nên khi cho thức ăn nóng vào chúng sẽ gây nóng chảy và phát sinh các chất hóa học cực độc. Đây là nguyên nhân gây ung thư, viêm màng não, nhiễm độc cấp tính…

    Các tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo không được dùng túi ni lông hoặc hộp nhựa để đựng thức ăn, đặc biệt khi thực phẩm có nhiệt độ cao. Tốt nhất bạn nên dùng hộp thủy tinh chuyên dụng, hộp sứ, silicone hoặc nhựa chịu nhiệt để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Những sai lầm khi mang cơm trưa đi làm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.

    Đựng đồ ăn cùng với cơm

    Nhiều người để tiết kiệm diện tích của hộp cũng như gia tăng tính gọn lẹ cho các bữa ăn di động mà kết hợp đựng thức ăn chung với cơm trắng. Chúng ta vẫn nghĩ, đồ ăn thì mới nấu, cơm cũng còn nóng lại bảo quản có nửa buổi nên không lo bị ôi thiu. Tuy nhiên, lầm to rồi đấy nhé.

    Bản thân cơm là một loại thực phẩm rất dễ ôi thiu và nhạy cảm với môi trường bên ngoài. Cơm trắng nếu để ở nhiệt độ thường trong vòng 5 tiếng đã phát sinh tình trạng nhớt, có mùi chua thiu. Đặc biệt, khi cho chung đồ ăn với cơm càng dễ khiến cho hộp cơm trưa của bạn nhanh hư hỏng và sinh mùi.

    Điều đó đặc biệt nghiêm trọng nếu hộp cơm của bạn có các món kho (hâm đi hâm lại nhiều lần) hoặc món rau xào lỏng bỏng nước vì chúng giúp vi khuẩn, tụ cầu và mầm bệnh chết người phát sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

    Mang đồ ăn thừa từ tối hôm trước

    Nhiều người có thói quen dùng đồ ăn thừa từ bữa trước để đem đi làm và dùng vào bữa trưa hôm sau. Buổi sáng thức dậy, mọi người đều bận rộn nên thường không có thời gian để chuẩn bị đồ ăn mới. Vì vậy, thức ăn thừa tuy không ngon nhưng vẫn là lựa chọn tiện lợi.

    Khi ăn cơm nguội, thức ăn để quá lâu hoặc bảo quản không đúng cách sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn.

    Hâm thức ăn sai cách

    Khi hâm nóng lại thức ăn vào buổi trưa, một số người cho luôn cả hộp nhựa hoặc để nguyên màng bọc thực phẩm và bỏ vào lo vi sóng. Việc này rất nguy hiểm cho sức khỏe vì những loại nhựa "dởm" có thể chứa chất độc và ngấm vào thức ăn, gây hại cho cơ thể.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sai-lam-tai-hai-khi-mang-com-di-lam-do-benh-luc-nao-khong-hay-a329218.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan